Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Những công nghệ Mỹ 'học lỏm' từ Đức Quốc xã

Máy bay chiến đấu vượt âm F-86 Sabre, tên lửa hành trình JB-2 Loon hay trực thăng cứu hộ HH-43 của Mỹ đều được chế tạo dựa trên sự cải biến về công nghệ của Đức thời Thế chiến II.

Chiến dịch trên không

Dwight D. Eisenhower, tướng Mỹ đồng thời là Tổng tư lệnh tối cao của quân Đồng minh trong Thế chiến II, đang chỉ đạo binh sĩ. Ảnh:
Dwight D. Eisenhower, tướng Mỹ đồng thời là tổng tư lệnh tối cao của quân Đồng minh trong Thế chiến II và sau này trở thành tổng thống, đang chỉ đạo binh sĩ. Ảnh: Wikipedia

Trong Thế chiến II, Đức là quốc gia đầu tiên thực hiện các chiến dịch trên không khi quân đội nước này xâm lược các nước châu Âu, theo Business Insider. Lính dù Đức đã chiếm giữ nhiều cơ sở hạ tầng quan trọng hoặc phá hủy các hệ thống phòng thủ của đối phương bằng phương thức tác chiến này.

Anh và Mỹ rất ấn tượng trước khả năng của lính dù Đức trong việc hoàn thành sứ mệnh, bất chấp nhiều tổn thất. Quân Đồng minh quyết tăng cường đào tạo các đơn vị không quân. Nhờ được đào tạo bài bản, các lính dù Mỹ đã góp phần tạo nên thắng lợi của quân đồng minh trong cuộc đổ bộ lên Sicily và Normandy trong những năm cuối của cuộc chiến.

Trực thăng Synchropter 

Ảnh: Wikipedia
Trực thăng cứu hộ HH-43 của Mỹ. Ảnh: Wikipedia

Kết cấu lái Synchropter là một công nghệ đặc biệt dùng để sản xuất trực thăng. Hải quân, Thủy quân lục chiến và Không quân Mỹ áp dụng công nghệ này để sản xuất trực thăng cứu hộ HH-43 trong những năm từ thập niên 50 tới 70.

Các thiết kế mà Mỹ áp dụng cho mọi loại trực thăng đều lấy nguyên mẫu từ một chiếc Fleittner Fl 282 của phát xít Đức, vốn được khôi phục sau khi quân Đồng minh hạ nó trong chiến dịch Lusty. Phi công của Đồng minh không chỉ phục hồi chiếc trực thăng bị bắn hạ mà còn bắt giữ nhà thiết kế Anton Flettner.

Chiến đấu cơ phản lực

Ảnh: Wikipedia
Một chiến đấu cơ Messerschmitt Me 262. Ảnh: Wikipedia

Messerschmitt Me 262 do Đức Quốc xã chế tạo là loại máy bay chiến đấu sử dụng động cơ phản lực đầu tiên trên thế giới. Nó phát huy hiệu quả khi đối mặt với các hệ thống ném bom của quân Đồng minh.

Cả Mỹ và Liên Xô đều giữ lại những chiếc Me 262 bị bắn hạ để nghiên cứu. Máy bay chiến đấu vượt âm F-86 Sabre của Mỹ hay tiêm kích MiG-15 của Liên Xô đều là “thế hệ con cháu” của Me 262. 

Quân đội Mỹ cũng thu giữ Arado Ar 234, máy ném bom được trang bị động cơ phản lực, do phát xít Đức chế tạo. Công nghệ sản xuất Arado được Mỹ áp dụng trong quá trình chế tạo máy bay ném bom B-45 và B-47 của lực lượng không quân. 

Tên lửa hành trình

Lính Đức kéo một quả bom bay V-1. Ảnh: Wikipedia
Lính Đức kéo một quả bom bay V-1. Ảnh: Wikipedia

Tháng 6/1944, các trận mưa bom bay V-1 trút xuống bầu trời London. Loại vũ khí này của Đức Quốc xã không có tính chính xác cao nhưng chúng đã tạo tâm lý nặng nề cho người Anh.

Trong khi đó, Mỹ muốn phát triển một phiên bản tương tự để chuẩn bị cho cuộc tấn công Nhật Bản. Họ đã khôi phục các mảnh vỡ của V-1 và thử nghiệm thành công tên lửa hành trình JB-2 Loon, một bản sao của bom bay V-1. Tuy nhiên, sau đó, Mỹ lại sử dụng vũ khí hạt nhân để tấn công Nhật, thay vì JB-2 Loon.

Công nghệ của V-1 tiếp tục được ứng dụng trong quá trình sản xuất tên lửa hành trình đất đối đất MGM-1 Matador.

Tên lửa

V-2 do nhà khoa học Đức chế tạo đã mở đường cho sự bùng nổ của công nghệ tên lửa đạn đạo. Ảnh: Wikipedia
V-2 do nhà khoa học Đức chế tạo đã mở đường cho sự bùng nổ của công nghệ tên lửa đạn đạo. Ảnh: Wikipedia

Ngành khoa học tên lửa là một trong những phần then chốt trong chiến dịch Paperclip do Mỹ thực hiện nhằm thu hút các nhà khoa học của Đức Quốc xã tới Mỹ sau Thế chiến II.

Khi Đức Quốc xã bị đánh bại, Mỹ và Liên Xô đều tìm cách thu thập tài liệu kỹ thuật của tên lửa V-2 nhằm phục vụ quá trình phát triển vũ khí của họ. Trước khi chiến tranh kết thúc, Mỹ tuyển dụng các nhà khoa học Đức Quốc xã vào làm việc cho các dự án nghiên cứu vũ khí, gồm Wernher von Braun. Năm 1960, von Braun được bổ nhiệm làm giám đốc Trung tâm Nghiên cứu bay không gian Marshall, thuộc NASA.

Năm 1952, tên lửa đạn đạo PGM-11 Redstone, bản sao trực tiếp của V-2 đã được các nhà khoa học Đức chế tạo thành công tại Mỹ.

Tổ tiên của tên lửa đạn đạo trên thế giới

Ý tưởng táo bạo của nhà khoa học trẻ nguời Đức đã mở đường cho sự bùng nổ của công nghệ tên lửa đạn đạo.

An Nhiên

Bạn có thể quan tâm