Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Những công nghệ cảm ứng độc đáo

Nhờ có công nghệ cảm ứng, con người có thêm những trải nghiệm mới đầy thú vị trong việc tương tác và điều khiển các loại máy móc thiết bị, đặc biệt là điện thoại di động. 

Những công nghệ cảm ứng độc đáo

Nhờ có công nghệ cảm ứng, con người có thêm những trải nghiệm mới đầy thú vị trong việc tương tác và điều khiển các loại máy móc thiết bị, đặc biệt là điện thoại di động. 

Bên cạnh các loại đã được ứng dụng phổ biến, các nhà khoa học còn chế tạo được thêm khá nhiều công nghệ, thiết bị cảm ứng độc đáo khác nhằm nâng cao hơn nữa tiện ích mà nó đem lại, tuy chưa được sử dụng rộng rãi nhưng rất có thể sẽ là xu hướng trong tương lai.

Màn hình cảm ứng hai mặt  

Bạn có bao giờ tưởng tượng mình sẽ được chạm tay vào một chiếc màn hình trong suốt và có khả năng cảm ứng cả hai mặt như trong phim của Hollywood chưa? Ý tưởng đó giờ đây đã được nhà mạng NTT Docomo của Nhật hiện thực hoá thông qua một thiết bị mới mà họ đang phát triển.

Chiếc màn hình cảm ứng hai mặt của Docomo.

Một điểm đặc biệt của loại màn hình này đó là khả năng tùy biến các chức năng cảm ứng như cách chúng ta dùng phím Shift trên máy tính để có thể sử dụng chiếc điện thoại mà không bị che khuất phần thông tin đang được hiển thị.

Bên cạnh đó bằng việc kết hợp các thao tác giữa màn hình phía trước và phía sau, nó đem đến cho người dùng những cách chạm hoàn toàn mới với độ chính xác và phức tạp hơn hẳn các loại màn hình khác.

Theo như người đại diện của Docomo, loại màn hình này vẫn có một nhược điểm là không hiển thị được dưới ánh nắng mặt trời. Tuy nhiên họ cũng đã đưa ra một giải pháp khắc phục, mặc dù khá “thủ công”, đó là đặt một tấm chắn màu tối ở phía sau.

Những trải nghiệm ban đầu cho thấy chiếc màn hình này khá ấn tượng và dịu mắt hơn hẳn so với những gì mà chiếc màn hình tương tự nhưng chỉ hiển thị trắng đen Xperia Pureness của Sony làm được trước đây. Nghe có vẻ rất khả quan nhưng tương lai về việc có sản xuất đại trà loại màn hình này hay không vẫn còn bị Docomo bỏ ngỏ.

Biến mọi bề mặt thành cảm ứng

Các sinh viên của trường đại học Texas A&M đã nảy ra một ý tưởng khá thú vị đó là biến một chiếc khung hình rỗng đơn giản trở thành một màn hình cảm ứng mang tên ZeroTouch.

Nguyên lý hoạt động của chiếc màn hình này dựa trên một hệ thống dày đặt các đèn LED và cảm biến hồng ngoại được bố trí dọc theo chiếc khung. Các đèn LED và cảm biến này sẽ sử dụng ánh sáng để phủ lên khắp bề mặt của chiếc khung. Khi chúng ta thao tác, điểm cảm ứng sẽ được xác định thông qua những vị trí bị mất sáng trên khung.

Thế mạnh của cách cảm ứng này đó là chúng ta có thể sử dụng bất cứ mặt phẳng nào để cảm ứng và có thể tùy chỉnh kích cỡ sử dụng chỉ với một động tác đơn giản là chỉnh lại chiếc khung. Với cách thiết kế như vậy, ZeroTouch có thể được tích hợp lên các màn hình LCD mà không cần thêm bất kì phụ kiện nào, đồng thời giá thành cũng sẽ rất rẻ. Màn hình cảm ứng tự làm sạchBên cạnh việc đem lại sự tiện lợi cho người dùng, các loại màn hình cảm ứng cũng là nơi tiềm ẩn cũng như lây truyền rất nhiều loại vi khuẩn và mầm bệnh khác nhau, nhất là các màn hình cảm ứng tại nơi công cộng.

Hiểu được điều này, gã khổng lồ Microsoft đã nghiên cứu một loại màn hình cảm ứng đặc biệt với khả năng tự làm sạch.Loại màn hình vẫn được thiết kế tương tự như các loại màn hình khác tuy nhiên được bổ sung thêm các đèn LED cực tím song song với đèn nền LED thông thường. Trong qua trình sử dụng, các đèn này sẽ được sử dụng để khử trùng được kích hoạt thông qua các cảm biến tiệm cận để giữ màn hình luôn trong trạng thái sạch sẽ.

Bàn phím vật lý trên màn hình cảm ứngMặc dù màn hình cảm ứng rất tiện lợi trong các thao tác nhưng đôi khi việc đánh chữ lại không đem lại cảm giác tốt bằng các điện thoại QWERTY, với bàn phím cứng như BlackBerry của RIM chẳng hạn. Tuy nhiên, vấn đề này có thể sẽ được giải quyết trong tương lai với một ý tưởng độc đáo đến khó tin mà Tactus Technology đang phát triển.

Bàn phím vật lý ngay trên màn hình cảm ứng của Tactus.

Tại một sự kiện diễn ra ở Boston, hãng này đã trình diễn một công nghệ cảm ứng hoàn toàn mới với khả năng hiển thị một bàn phím vật lý đúng nghĩa lên một màn hình cảm ứng. Khi được gọi, các nút nhấn vật lý sẽ xuất hiện, còn khi không sử dụng nó sẽ quay về một màn hình cảm ứng bình thường. Đặc biệt, mặc dù là bàn phím vật lý, nó vẫn không làm tăng độ dày cho màn hình tức sẽ không ảnh hưởng đến độ dày của sản phẩm, một điều mà các nhà sản xuất rất quan tâm đến.

Trước đây, Apple cũng từng được cấp bằng sáng chế cho loại màn hình tương tự nhưng cho đến nay vẫn chưa có bất cứ thông tin nào về những gì họ làm được. Trong khi đó, Tactus hứa hẹn rằng họ sẽ đưa sản phẩm của mình “lên kệ” vào năm sau. 

Bàn cảm ứng Surface

Surface là một chiếc bàn cảm ứng được Microsoft phát triển từ năm 2007 nhưng mãi đến năm 2011, khi giới thiệu phiên bản 2.0, họ mới tạo được tiếng vang thực sự cho thiết bị này.

Chiếc bàn “ma thuật” Surface của Microsoft.

Phiên bản Surface thứ hai, tên mã SUR40, vẫn với kích thướt tương tự một chiếc bàn bình thường, trên mặt là màn hình cảm ứng đa điểm và các cảm biến để tương tác với người dùng. Nhưng có một điều đặc biệt là lần này Microsoft đã hợp tác với Samsung để đưa tất cả những công nghệ của mình lên chiếc màn hình 40’’ sử dụng công nghệ PixelSense do hãng điện tử Hàn Quốc sản xuất. 

Với PixelSense, mỗi điểm ảnh trên màn hình của Surface sẽ là một chiếc camera đóng vai trò nhận dạng mọi chuyển động và tương tác phía trên. Nhờ vậy, “chiếc bàn” này có thể nhận biết được cùng lúc đến 50 điểm chạm tương đương với 5 người dùng cùng lúc trên 10 ngón tay. 

Do phải thực hiện các công việc nặng, Surface 2.0 được trang bị một cấu hình phần cứng khá mạnh với chip lõi kép AMD Athlon 2,9 GHz cùng card đồ hoạ AMD Radeon HD 6700M. 

Việc sở hữu các công nghệ tối tân hiện đại đã khiến cho giá thành của Surface 2.0 bị đẩy lên khá cao. Theo như Microsoft, họ sẽ bán “chiếc bàn” tại thị trường Mỹ với giá là 8.900 USD. Điều này sẽ khiến cho SUR40 rất khó tiếp cận với nhu cầu cá nhân trong gia đình mà chỉ phù hợp ở các nơi công cộng hay các doanh nghiệp lớn. 

Bàn cảm ứng dạng cong

Một thiết bị tương tự chiếc bàn cảm ứng Surface của Microsoft cũng đang được Media Computing Group phát triển với tên gọi là BendDesk. Đúng như tên gọi, đây là một chiếc bàn cảm ứng dạng cong.

BandDesk, chiếc bàn đối thủ của Surface.

Cách thức hoạt động của BandDesk dựa trên 2 đèn chiếu để hiển thị hình ảnh, 3 camera và hai dãy đèn LED hồng ngoại dọc hai mép bàn để xác định ví trí điểm chạm. Với thiết kế hình chữ L, “chiếc bàn” sẽ đem lại nhiều không gian hơn cho người dùng. Nó có thể hiện thị được mọi nội dung từ hình ảnh, văn bản cho đến video hay game. Bên cạnh đó là khả năng cảm ứng đa điểm và hỗ trợ nhiều người dùng cùng lúc. Đây thật sự cũng là một thiết bị thú vị và tính thực tế cao. 

Theo eChip

Theo eChip

Bạn có thể quan tâm