Quy định về xét tặng danh hiệu "Nhà giáo Nhân dân", "Nhà giáo ưu tú"
Nghị định 35/2024/NĐ-CP của Chính phủ có hiệu lực từ ngày 25/5, quy định về xét tặng danh hiệu "Nhà giáo nhân dân", "Nhà giáo ưu tú". Đối tượng được áp dụng là nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, cán bộ nghiên cứu giáo dục.
Trong đó, các thành tích để xét tặng danh hiệu “Nhà giáo nhân dân”, “Nhà giáo ưu tú” phải đạt được trong thời gian công tác trong ngành Giáo dục. Không sử dụng thành tích đã được xét và phong tặng các danh hiệu vinh dự Nhà nước bao gồm Thầy thuốc nhân dân, Thầy thuốc ưu tú, Nghệ sĩ nhân dân, Nghệ sĩ ưu tú, Nghệ nhân nhân dân, Nghệ nhân ưu tú để đề nghị xét tặng danh hiệu “Nhà giáo nhân dân”, “Nhà giáo ưu tú”.
Trong quá trình xét tặng danh hiệu “Nhà giáo nhân dân”, “Nhà giáo ưu tú”, nếu cá nhân chuyển đổi vị trí công tác thì xét theo chức danh tại thời điểm cá nhân nộp hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu “Nhà giáo nhân dân”, “Nhà giáo ưu tú” tại Hội đồng cấp cơ sở.
Việc xét tặng danh hiệu “Nhà giáo nhân dân”, “Nhà giáo ưu tú" phải chú trọng tới nhà giáo trực tiếp nuôi dạy, giảng dạy; nhà giáo, cán bộ quản lý tại cơ sở giáo dục trực tiếp tổ chức hoạt động giáo dục, giảng dạy người khuyết tật và người học có hoàn cảnh đặc biệt;
Nhà giáo, cán bộ quản lý tại cơ sở giáo dục công tác ở địa bàn biên giới, trên biển, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của Chính phủ (sau đây gọi chung là vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn)...
Quy định về xét tặng danh hiệu "Nhà giáo Nhân dân", "Nhà giáo ưu tú"
Nghị định 35/2024/NĐ-CP của Chính phủ có hiệu lực từ ngày 25/5, quy định về xét tặng danh hiệu "Nhà giáo nhân dân", "Nhà giáo ưu tú". Đối tượng được áp dụng là nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, cán bộ nghiên cứu giáo dục.
Trong đó, các thành tích để xét tặng danh hiệu “Nhà giáo nhân dân”, “Nhà giáo ưu tú” phải đạt được trong thời gian công tác trong ngành Giáo dục. Không sử dụng thành tích đã được xét và phong tặng các danh hiệu vinh dự Nhà nước bao gồm Thầy thuốc nhân dân, Thầy thuốc ưu tú, Nghệ sĩ nhân dân, Nghệ sĩ ưu tú, Nghệ nhân nhân dân, Nghệ nhân ưu tú để đề nghị xét tặng danh hiệu “Nhà giáo nhân dân”, “Nhà giáo ưu tú”.
Trong quá trình xét tặng danh hiệu “Nhà giáo nhân dân”, “Nhà giáo ưu tú”, nếu cá nhân chuyển đổi vị trí công tác thì xét theo chức danh tại thời điểm cá nhân nộp hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu “Nhà giáo nhân dân”, “Nhà giáo ưu tú” tại Hội đồng cấp cơ sở.
Việc xét tặng danh hiệu “Nhà giáo nhân dân”, “Nhà giáo ưu tú" phải chú trọng tới nhà giáo trực tiếp nuôi dạy, giảng dạy; nhà giáo, cán bộ quản lý tại cơ sở giáo dục trực tiếp tổ chức hoạt động giáo dục, giảng dạy người khuyết tật và người học có hoàn cảnh đặc biệt;
Nhà giáo, cán bộ quản lý tại cơ sở giáo dục công tác ở địa bàn biên giới, trên biển, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của Chính phủ (sau đây gọi chung là vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn)...
Rút ngắn thời gian tối thiểu giữa hai lần điều chỉnh giá điện
Có hiệu lực từ ngày 15/5, Quyết định số 5/2024/QĐ-TTg ngày 26/3/2024 quy định về cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân.
Quyết định trên cho phép rút ngắn thời gian tối thiểu giữa 2 lần điều chỉnh giá điện từ 6 tháng xuống 3 tháng. Trường hợp giá bán điện bình quân tính toán giảm từ 1% trở lên so với giá bán điện bình quân hiện hành, EVN có trách nhiệm giảm giá bán điện bình quân ở mức tương ứng.
Trường hợp giá bán điện bình quân cần điều chỉnh tăng từ 3% đến dưới 5% so với giá bán điện bình quân hiện hành, EVN quyết định điều chỉnh tăng giá bán điện bình quân ở mức tương ứng.
Trường hợp giá bán điện bình quân cần điều chỉnh tăng từ 5% đến dưới 10% so với giá bán điện bình quân hiện hành, EVN được phép điều chỉnh tăng giá bán điện bình quân ở mức tương ứng sau khi báo cáo và được Bộ Công Thương chấp thuận.
Trong trường hợp giá bán điện bình quân cần điều chỉnh tăng từ 10% trở lên so với giá bán điện bình quân hiện hành hoặc ảnh hưởng đến tình hình kinh tế vĩ mô, trên cơ sở hồ sơ phương án giá điện do EVN trình, Bộ Công Thương chủ trì kiểm tra, rà soát và gửi lấy ý kiến Bộ Tài chính và các bộ, cơ quan liên quan…
Quy định tiêu chuẩn chức danh công chức lãnh đạo, quản lý trong cơ quan hành chính Nhà nước
Nghị định số 29/2024/NĐ-CP của Chính phủ quy định tiêu chuẩn chức danh công chức lãnh đạo, quản lý trong cơ quan hành chính nhà nước có hiệu lực từ 1/5.
Nghị định quy định các chức danh công chức lãnh đạo, quản lý trong cơ quan hành chính nhà nước phải đáp ứng 5 tiêu chuẩn chung sau: Tiêu chuẩn về chính trị tư tưởng; Tiêu chuẩn về đạo đức, lối sống, ý thức tổ chức kỷ luật; Tiêu chuẩn về trình độ; Tiêu chuẩn về năng lực và uy tín; Tiêu chuẩn về sức khỏe, độ tuổi, kinh nghiệm công tác.
Người giữ chức vụ, chức danh lãnh đạo, quản lý chưa đáp ứng tiêu chuẩn về lý luận chính trị, tiêu chuẩn về quản lý nhà nước theo quy định tại Nghị định này thì phải hoàn thiện trong thời hạn 36 tháng đối với tiêu chuẩn về lý luận chính trị; trong thời hạn 12 tháng đối với tiêu chuẩn về quản lý nhà nước kể từ ngày 1/5/2024...
Điều kiện thành lập cụm công nghiệp
Cũng có hiệu lực từ ngày 1/5, là Nghị định số 32/2024/NĐ-CP ngày 15/3/2024 về quản lý, phát triển cụm công nghiệp.
Nghị định quy định thành lập cụm công nghiệp phải đáp ứng các điều kiện sau:
Có trong Danh mục các cụm công nghiệp trên địa bàn cấp tỉnh đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; có quỹ đất phù hợp với quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn cấp huyện;
Có doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ chức có tư cách pháp lý, có năng lực đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật đề nghị làm chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp;
Trong trường hợp địa bàn cấp huyện đã thành lập cụm công nghiệp thì tỷ lệ lấp đầy trung bình của các cụm công nghiệp đạt trên 50% hoặc tổng quỹ đất công nghiệp chưa cho thuê của các cụm công nghiệp không vượt quá 100 ha về bảo vệ môi trường sống của các loài thủy sản bị phạt tiền từ 5 - 200 triệu đồng.
Sách Bàn về Quốc hội - những thách thức của những khái niệm là kết quả của cả một quá trình tích lũy và suy ngẫm của tiến sĩ Nguyễn Sĩ Dũng, nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội.
Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi nhận thêm nhiệm vụ
Chủ tịch TP.HCM Phan Văn Mãi sẽ làm Chủ tịch Hội đồng đánh giá Đề án thí điểm chính sách bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét kết quả thực hiện Nghị quyết số 43
Sáng 22/4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét kết quả giám sát của Đoàn giám sát về việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 về chính sách tài khóa, tiền tệ.
Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 4/2024
Thêm nhiều chứng chỉ được miễn thi Tiếng Anh tốt nghiệp THPT; quy chuẩn Quốc gia về phương tiện phòng cháy và chữa cháy... là chính sách có hiệu lực từ tháng 4.