Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

TL;DR

Những chiến lược đã cũ của ông Trump

Đối mặt với nguy cơ nghiêm trọng, cựu tổng thống lật lại “bài cũ” của mình. Ông cố phác họa bản thân như một bị hại giữa vòng vây của những thách thức pháp lý và chính trị.

Trump khong dac quyen anh 1

Một thẩm phán Florida hôm 23/8 thông báo cho hai luật sư đại diện cho cựu Tổng thống Donald Trump - cả hai đều không được cấp phép hành nghề ở Florida - rằng họ đã làm sai thủ tục rất đỗi đơn giản khi muốn tham gia kiện chính phủ về vụ FBI bất ngờ khám xét tư dinh Mar-a-Lago của ông.

“Các ông có thể tham khảo mẫu trên web của tòa án”, vị thẩm phán hướng dẫn.

Những sai sót của đội ngũ luật sư đang phần nào phản ánh vị thế của ông Trump hiện tại.

Cuộc điều tra vào việc ông Trump tự ý đưa tài liệu chính phủ ra khỏi Nhà Trắng trước khi rời nhiệm sở đang là mối đe dọa pháp lý lớn nhất mà ông phải đối mặt trong nhiều năm.

Ông Trump đang bước vào cuộc chiến mà không có sự bảo vệ của “áo giáp tổng thống”: Một Bộ Tư pháp mà ông từng có quyền sa thải những ai làm trái ý mình, một đội ngũ luật sư trong văn phòng tổng thống và những đặc quyền khác.

“Vị thế dễ bị tổn thương”

Giờ đây, cựu tổng thống đang đối mặt với một Bộ Tư pháp mà ông không còn kiểm soát, dưới sự quản lý của Bộ trưởng Merrick B. Garland, người đã theo đuổi các cuộc điều tra khác nhau về ông Trump một cách bài bản và lặng lẽ.

Cuối ngày 22/8, một đồng minh của ông Trump đã công khai bức thư mà Cơ quan Lưu trữ Quốc gia từng gửi cho nhóm pháp lý của cựu tổng thống hồi tháng 5. Bức thư được ông Trump và các đồng minh dùng làm bằng chứng cáo buộc ông Biden có vai trò trong vụ khám xét tư dinh, dù tổng thống nói ông không liên quan.

Trump khong dac quyen anh 2

Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: New York Times.

Tuy nhiên, bức thư này cũng chứa thông tin bất lợi cho ông Trump. Nội dung thư xác nhận việc ông Trump đã giữ lại hơn 700 trang tài liệu mật, trong đó có một số tài liệu cấp tuyệt mật.

Đến ngày 23/8, thẩm phán phụ trách đơn yêu cầu của nhóm luật sư cho ông Trump về việc chỉ định chuyên gia đặc biệt xem xét các tài liệu thu giữ từ Mar-a-Lago cũng bắt đầu cảm thấy mơ hồ về những gì nhóm của ông đang làm.

Thẩm phán Aileen M. Cannon, người được ông Trump bổ nhiệm, đã yêu cầu các luật sư trả lời trước ngày 26/8 về việc liệu bà có thẩm quyền thụ lý yêu cầu của ông Trump hay không, và chính xác thì ông ấy đang yêu cầu bà làm gì.

Điều này xảy ra vài giờ sau khi thẩm phán Cannon thông báo cho các luật sư về sai sót trong thủ tục giấy tờ cơ bản. Một phát ngôn viên của ông Trump sau đó đã đưa ra các hồ sơ đóng dấu cho thấy thủ tục giấy tờ của họ đã được chấp nhận.

Nói về vụ khám xét, Taylor Budowich, phát ngôn viên của ông Trump, cáo buộc: “Đảng Dân chủ đã dành 7 năm để bịa ra những trò lừa bịp và thực hiện hành động chính trị có chủ đích chống lại ông Trump. Cuộc khám xét không cần thiết, chưa từng có tiền lệ kia chỉ là một ví dụ khác cho điều đó”.

Đánh lừa điều tra viên, đe dọa đồng minh để họ không đi chệch hướng, tự mô tả mình là nạn nhân và gọi mọi lời chỉ trích là cú đòn chính trị, những hành động này đều nằm trong chiến lược có hệ thống của ông Trump.

Chiến lược ấy nhằm làm mất uy tín của cuộc điều tra về khả năng ông bắt tay Nga can thiệp bầu cử năm 2016, cũng như của phiên tòa luận tội đầu tiên đối với ông Trump.

Nhưng vào thời điểm đó, ông có một đội ngũ luật sư hùng mạnh, giàu kinh nghiệm và quen thuộc đường đi nước bước tại Washington trong Văn phòng Luật sư của Nhà Trắng.

Lúc này, ông Trump đang dựa vào một nhóm cố vấn với kinh nghiệm và năng lực phán đoán không đồng đều. Ông cũng cố dùng sự ủng hộ chính trị làm cả lá chắn và vũ khí để chống lại những người đang điều tra ông.

Trong khi cố gắng hướng sự đồng cảm về phía mình - bằng cách khơi dậy sự phẫn nộ từ vụ khám xét của FBI - và chĩa mũi nhọn sang phía ông Biden, ông Trump vẫn cố vịn vào những đặc quyền tổng thống ông từng có để giải thích cho hành động của mình.

Trump khong dac quyen anh 3

Người ủng hộ cựu tổng thống biểu tình gần Mar-a-Lago vào buổi sáng sau ngày FBI bất ngờ khám xét tư dinh của ông Trump hôm 8/8. Ảnh: New York Times.

Tim O’Brien, người viết tiểu sử về ông Trump và là tổng biên tập của Bloomberg Opinion, cho biết ông Trump chưa bao giờ đối mặt với các cuộc điều tra như vậy.

Ông O’Brien lưu ý rằng khi ông Trump làm tổng thống, ông đã học cách sử dụng quyền hạn để bảo vệ bản thân. "Ngay bây giờ ông ấy đang ở vị trí dễ bị tổn thương nhất từ trước đến nay trong cuộc đời mình, về mặt pháp lý”, ông O’Brien nói.

Những lập luận không bằng chứng

Việc ông Trump đệ đơn lên tòa hôm 22/8 mang dáng dấp của lá đơn yêu cầu gửi cho tòa án, nhưng nội dung của nó giống bản thông cáo do chính ông Trump soạn thảo.

Tờ đơn chứa đầy tuyên bố khoa trương, cho rằng chính phủ từ lâu đã đối xử bất công với ông Trump. Tờ đơn còn đề cập đến các ví dụ như “hai năm điều tra ồn ào về ‘sự thông đồng với Nga’”. Nó cũng nói về việc những người theo chủ nghĩa Trump tự tin rằng cựu tổng thống “rõ ràng” sẽ là "người dẫn đầu" trong cuộc bầu cử năm 2024.

Tuy không có chứng cứ rõ ràng, ông Trump và đội ngũ luật sư hiện tại thường khăng khăng rằng Bộ Tư pháp và FBI lấy việc tìm tài liệu tại Mar-a-Lago làm cái cớ để thu thập thông tin mới cho cuộc điều tra lớn hơn vào vai trò của ông Trump trong vụ bạo động Điện Capitol ngày 6/1/2021.

Họ cũng khẳng định mà không đưa ra bằng chứng rằng chính ông Biden đã ra lệnh cho tất cả cuộc điều tra nhằm hạ bệ đối thủ chính trị, theo ba người thân cận với ông Trump.

Các quan chức Bộ Tư pháp nhiều lần phủ nhận bất kỳ mối liên hệ nào giữa cuộc khám xét ở Mar-a-Lago với các cuộc điều tra khác, trong khi Nhà Trắng khẳng định rằng cả tổng thống và quan chức cấp cao trong chính quyền ông Biden đều không biết trước về cuộc khám xét.

Trump khong dac quyen anh 4

Nhân viên Cơ quan Mật vụ trước dinh thự Mar-a-Lago của ông Trump hôm 9/8. Ảnh: AFP.

Bức thư hồi tháng 5 từ cơ quan lưu trữ gửi cho nhóm pháp lý của ông Trump nói rằng Bộ Tư pháp đã thông qua Nhà Trắng để gửi đi yêu cầu tiếp cận 15 thùng tài liệu - số thùng ông Trump đã chuyển cho cơ quan lưu trữ hồi tháng một.

Hai trong số những người bảo vệ mạnh mẽ nhất của ông Trump về vấn đề này thậm chí không thuộc nhóm pháp lý của ông. Kash Patel, cựu trợ lý Nhà Trắng và Lầu Năm Góc của ông Trump, và ông John Solomon, người điều hành một trang tin tức bảo thủ và có quan hệ thân thiết với nhóm của ông Trump, đều là đại diện cho ông Trump tại Cơ quan Lưu trữ Quốc gia.

Cả hai đều lập luận rằng ông Trump đã ra lệnh giải mật các tài liệu được đưa tới tư dinh và lệnh này tới nay còn hiệu lực. Nhưng trợ lý của ông Trump không đưa ra bằng chứng cho thấy các tài liệu được tìm thấy trong vụ khám xét thuộc trường hợp đã được lệnh giải mật như vậy.

Theo những người đã làm việc cho ông Trump trong nhiều năm, ông liên tục bào chữa cho bản thân và yêu cầu luật sư làm theo ý mình. Đó là lý do rất nhiều hồ sơ pháp lý có văn phong và giọng điệu như thể do chính ông viết ra.

Các nhóm cố vấn chính trị của ông Trump cũng đang dần thu hẹp. Ông Trump hiện chỉ có lượng nhân sự thân cận khá mỏng và đôi khi ông đưa ra quyết định mà không thông báo cho các cố vấn thân cận của mình.

Alan Marcus, một nhà tư vấn tại New Jersey từng làm việc cho công ty của ông Trump vào những năm 1990, nhận định cựu tổng thống là một người "bốc đồng".

Ông Marcus mô tả cách tiếp cận của ông Trump đối với phần lớn sự việc trong đời là "sẵn sàng, khai hỏa rồi mới nhắm đích", thay vì làm theo trình tự chiến lược hơn.

Lần đầu tiên trong lịch sử Mỹ, tư gia cựu tổng thống bị khám xét FBI vẫn chưa lên tiếng dù đã 3 ngày trôi qua kể từ khi bất ngờ khám xét khu nghi dưỡng Mar-a-Lago tại bang Florida của cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Hơn 100 tài liệu mật được thu hồi từ dinh thự ông Trump

Theo thư Cơ quan Lưu trữ Quốc gia Mỹ gửi đến nhóm pháp lý của ông Trump, cơ quan này đã thu hồi hơn 100 tài liệu mật, gồm hơn 700 trang trong đợt thu giữ tháng 1 tại Mar-a-Lago.

Ông Trump biến 'cuộc chiến pháp lý' thành cơ hội chính trị

Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump coi cuộc khám xét của Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) vào Mar-a-Lago là cơ hội để xây dựng hình ảnh bản thân và chuẩn bị cho cuộc bầu cử năm 2024.

Noi so ong Trump o cac bang 'xanh' hinh anh

Nỗi sợ ông Trump ở các bang 'xanh'

0

Nhờ ông Trump, một số ứng viên đã giành quyền đại diện cho đảng Cộng hòa trong cuộc bầu cử sơ bộ sắp tới ở các bang thành trì đảng Dân chủ. Nhưng điều này có thể phản tác dụng.

Hồng Ngọc

Theo New York Times

Bạn có thể quan tâm