1. Samsung Satellite TV Phone - điện thoại xem truyền hình vệ tinh Những năm 2004, một chiếc điện thoại di động có thể nhận được tín hiệu truyền hình trực tiếp từ vệ tinh là điều dường như không thể. Đó được xem là giấc mơ của các kỹ sư Nhật Bản và Hàn Quốc, cho đến khi SCH-B100 của Samsung ra đời. Được thiết kế với mục đích xem TV là chính, máy được trang bị một màn hình xoay độc đáo, sở hữu tính năng quay video MPEG4. Lúc bấy giờ, người dùng chỉ cần chi 11 USD/tháng để có thể xem 14 kênh truyền hình trên thiết bị nhỏ gọn của Samsung. Tại thị trường Hàn Quốc, sản phẩm thành công rực rỡ nhưng ở Nhật Bản, nó không nhận được sự quan tâm của mọi người. |
2. Điện thoại đo thân nhiệt của Pantech Thiết bị đeo theo dõi sức khỏe đang là xu hướng hiện nay, thế nhưng một sản phẩm với chức năng chăm sóc sức khỏe người dùng đã ra đời từ năm 2004. Model G670 của Pantech được trang bị cảm biến nhiệt ở mặt sau và chỉ cần đặt nó lên trán, chủ sở hữu đã có thể biết được nhiệt độ cơ thể. |
3. Điện thoại hoạt động nhờ Methanol của Docomo Thời lượng pin trên các thiết bị di động cho đến nay vẫn là một vấn đề lớn cần được giải quyết. Cách đây một thập kỷ, NTT DoCoMo đã nảy ra một ý tưởng độc đáo khi dùng Methanol (một loại cồn công nghiệp rất độc hại) để làm nguồn năng lượng chính cho hoạt động của điện thoại. Mặc dù sáng kiến này khá hay khi có thể “sạc” điện thoại bất cứ lúc nào, miễn là có Methanol, thế nhưng một mẫu điện thoại như thế đã không bao giờ được tung ra thị trường vì mức độ an toàn của nó. |
4. Điện thoại có ổ đĩa cứng của Samsung Ngày nay, dung lượng của điện thoại ngày càng được nâng cao, và một chiếc smartphone với 320 GB bộ nhớ là điều không quá bất ngờ. Thế nhưng vào năm 2004, Samsung tự hào tuyên bố họ đã tạo ra một chiếc điện thoại di động với ổ đĩa cứng đầu tiên trên thế giới. Chỉ dành riêng cho thị trường Hàn Quốc, SPH-V5400 được xuất xưởng với bộ nhớ trong ấn tượng (vào thời điểm đó) 1,5 GB. |
5. Điện thoại đo lượng đường trong máu của LG Một chiếc điện thoại khác cũng với khả năng theo dõi sức khỏe người dùng là LG KP8400. Thiết bị này được trang bị một bộ cảm biến giúp đo lượng đường trong máu. Người dùng chỉ cần nhỏ một giọt máu của mình lên chiếc khay, sau đó đưa vào trong bộ phận phân tích của máy. Sau một vài phút, điện thoại sẽ cung cấp thông tin về chỉ số đường trong máu. |
6. Điện thoại chơi game của Pantech Có thể nói PH S-3500 chính là chiếc điện thoại chơi game chuyên dụng đầu tiên trên thế giới. Thiết bị có dạng tròn và bàn phím cũng tương tự, do đó phải mất khá nhiều thời gian để làm quen với nó, nhất là khi soạn văn bản. Máy được trang bị màn hình màu 2,1 inch và chip đồ họa 3D, một điều hiếm hoi vào thời điểm đó. Thật không may cho Pantech khi chỉ 3 tháng sau khi PH S-3500 ra đời, Sony cho phát hành PlayStation Portable và ngành công nghiệp máy chơi game cầm tay đã thay đổi mãi mãi. |