Sau VCK U23 châu Á 2024, nhiều cầu thủ sinh năm 2002 trở về trước của U23 Việt Nam sẽ quá tuổi tham dự các giải trẻ. Thủ môn đội trưởng Quan Văn Chuẩn sinh năm 2001, có 2 lần vào tứ kết U23 châu Á. |
Trung vệ Nguyễn Ngọc Thắng (2001) cũng sẽ hết cơ hội dự U23 châu Á 2026. Trong nhóm cầu thủ giành HCĐ SEA Games 32 năm ngoái, Ngọc Thắng thi đấu thảm họa nhất ở U23 châu Á năm nay. Anh phạm lỗi ngớ ngẩn dẫn tới thẻ đỏ và phạt đền trận Kuwait và suýt khiến U23 Việt Nam chịu thêm phạt đền trận Uzbekistan. |
Lương Duy Cương (số 4, 2001) đã dự đủ 2 kỳ SEA Games và 2 kỳ U23 châu Á. |
Trần Quang Thịnh (2001), không gây ấn tượng gì ở U23 châu Á năm nay. Anh chủ yếu dự bị, khi được trao cơ hội đá chính thì mắc lỗi dẫn tới 2 bàn thua trong trận gặp Uzbekistan ở vòng bảng. |
Cũng giống Trần Quang Thịnh, Hoàng Văn Toản (số 7, 2001) thuộc nhóm đá ít nhất của U23 Việt Nam tại U23 châu Á 2024, không để lại dấu ấn gì. |
Võ Hoàng Minh Khoa (2001), phát hiện muộn màng của U23 Việt Nam lại thi đấu khởi sắc. Anh đá đủ 4 trận, 3 lần vào sân từ đội hình xuất phát, ghi 1 bàn. Minh Khoa gây ấn tượng với khả năng đánh chặn, góp phần không nhỏ giúp U23 Việt Nam vào được tứ kết. |
Nguyễn Minh Quang (2001) chơi không tốt trong lần đầu và lần cuối dự U23 châu Á. Anh đá đủ 4 trận, trong đó có 3 lần vào sân từ ghế dự bị, đã bỏ lỡ nhiều cơ hội, đặc biệt pha đối mặt khung thành trống trận gặp Kuwait. |
Tiền đạo Võ Nguyên Hoàng (2002) không để lại nhiều ấn tượng tại U23 châu Á 2024. |
Chân sút Nguyễn Văn Tùng (2001) chia tay cấp độ U23 Việt Nam với bàn thắng để đời vào lưới Kuwait. Chia tay các cầu thủ quá tuổi, U23 Việt Nam còn tới 14 gương mặt đủ tuổi đá U23 châu Á 2 năm sau. |
Tiết lộ về HLV Park Hang-seo
Mục Thể thao giới thiệu tủ sách về HLV Park Hang-seo. Ở đây, độc giả sẽ có cơ hội tìm hiểu những câu chuyện về nhà cầm quân người Hàn Quốc trong thời gian ông cùng bóng đá Việt Nam làm nên lịch sử ở những giải đấu khu vực Đông Nam Á, lẫn châu Á.