Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Những câu chuyện sống sót thần kỳ trên đảo hoang

Sau 16 năm sống trên Đảo Quỷ giữa những tên tội phạm khát máu, tù nhân Carnot vẫn sống sót và được cứu ra khỏi chốn địa ngục trần gian.

Pedro de Serrano là một thủy thủ người Tây Ban Nha sống sót trên đảo hoang trong những năm 1520. Sau khi thuyền của ông đắm, Serrano trôi dạt lên một hòn đảo ở ngoài khơi Caribbe. Lúc đó, trên người ông chỉ có duy nhất bộ quần áo và một con dao. Để tồn tại, ông đã giết rùa để lấy thịt và dùng mai để múc nước. 3 năm sau, một thủy thủ khác bị trôi dạt lên đảo. Nhờ thế, Serrano có thêm bạn đồng hành. Cả 2 cùng sống trên đảo thêm 4 năm trước khi được cứu sống. Ảnh: Listverse
Sau khi con tàu The Degrave đắm năm 1703, Robert Drury và một nhóm thủy thủ người Anh khác trôi dạt lên hòn đảo ngoài khơi Madagascar, phía đông châu Phi. Tuy nhiên, họ không may gặp phải bộ lạc Tandroy và tất cả bị giết chết, trừ Drury và 3 người khác. Dù sống sót, Drury bị bắt làm nô lệ suốt 8 năm và trở thành người phục vụ. Nhờ sự khéo léo, ông dần chiếm được cảm tình của người Tandroy và ông được tự do. Sau 15 năm lưu lạc ở Madagascar, Drury được một tàu nô lệ của Anh đón trở về nhà. Ảnh: Listverse
Năm 1723, Philip Ashton và các thủy thủ khác bị cướp biển bắt ở ngoài khơi bán đảo Nova Scotia, Canada. Thuyền trưởng tàu cướp biển lúc đó cho phép các thủy thủ lựa chọn hoặc là chết, hoặc trở thành cướp biển. Ashton, lúc đó mới 19 tuổi, quyết định trở thành cướp biển để tìm cách trốn thoát. 8 tháng sau khi bước vào nghề cướp bóc, Ashton tìm thấy cơ hội tốt để trốn thoát. Lúc đó ông được cử lên một hòn đảo Honduras để lấy nước. Nhân cơ hội này, Ashton chạy sâu vào rừng ẩn nấp. Sau một tuần tìm kiếm không kết quả, nhóm cướp biển quyết định bỏ đi. 9 tháng sau khi một mình trú ẩn trên đảo, Ashton cuối cùng được một nhóm thủy thủ cứu thoát. Ảnh: Listverse
Khi trên đường trở về New York, con tàu buôn The Peggy gặp nạn trên Đại Tây Dương vào tháng 11/1765 và trôi dạt trên biển. Khoảng một tháng sau đó, nhóm thủy thủ ngày càng kiệt sức do thiếu thực phẩm và nước uống. Người sống sót thậm chí giết cả mèo và bắt đầu nghĩ đến việc ăn thịt người chết. Đến cuối tháng 1/1766, thuyền trưởng David Harrison và các thủy thủ quyết định ăn thịt thi thể của một người hầu da đen. Khi chuẩn bị ăn thịt người chấp nhận hy sinh thứ 2, nhóm thủy thủ may mắn được một tàu hàng khác giải cứu và đưa trở về London. Ảnh: Listverse
Năm 1812, thuyền trưởng Charles Barnard cứu 45 thủy thủ Anh gặp nạn từ một con tàu đắm ngoài khơi đảo Falklands, nam Đại Tây Dương. Tuy nhiên, khi Barnard dừng ở một hòn đảo để kiếm thức ăn, nhóm thủy thủ đã lái tàu đi và bỏ mặc ông cùng 3 người khác. Sau 18 tháng trên đảo hoang, Barnard cùng 3 thủy thủ người Anh vẫn sống sót và được một con tàu của Anh cứu thoát vào tháng 11/1814. Tuy nhiên, ông sau đó lại bị người Tây Ban Nha bắt và giam cầm vì họ tưởng Barnard là người Anh. Đến năm 1816, ông mới chứng minh thân phận và trở về Mỹ. Ảnh: Listverse
Bernard Carnot là con trai của một chủ quán trọ ở New Orleans, Mỹ. Do bị kết tội giết người mà ông không thừa nhận, Carnot bị đày đến Đảo Quỷ nằm ngoài khơi Guiana (thuộc Pháp) năm 1922. Đảo Quỷ thực sự là địa ngục giữa trần gian. Hòn đảo có nhiều dãy núi đá, những tên tội phạm khét tiếng, muỗi và các bệnh nhiệt đới. Những con cá mập hung dữ bao quanh đảo khiến tù nhân không thể trốn thoát. Sau 16 năm, thông tin về Carnot gần như biến mất cho đến khi William Willis, một người Mỹ, gặp mẹ của Carnot. Khi nghe câu chuyện về Carnot, William quyết định đến Đảo Quỷ để giải cứu ông. Khi người nhà tìm thấy, Carnot giống như người rừng với bộ quần áo rách rưới và bộ dạng tiều tụy. William sau đó cung cấp hộ chiếu giả, tiền bạc, quần áo cho Carnot và đưa ông đến Brazil. Ảnh: Listverse 

Bình An

Bạn có thể quan tâm