Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Những cặp vợ chồng cùng quản lý doanh nghiệp sau đổ vỡ hôn nhân

Nhiều cặp vợ chồng sau ly hôn đã chọn cách tiếp tục làm việc cùng nhau, chèo lái doanh nghiệp dù đã không còn chung sống dưới một mái nhà.

Chuyện “đường ai nấy đi” của những cặp đôi doanh nhân thường để lại nhiều tai tiếng trong cả giới doanh nghiệp lẫn truyền thông.

Giữa vòng xoáy kiện tụng, tranh chấp thương hiệu của gia đình ông vua cà phê Việt Đặng Lê Nguyên Vũ, nhiều người đặt vấn đề về mặt trái của mô hình công ty gia đình. Khi quan hệ tình cảm suôn sẻ, công việc kinh doanh thuận lợi thì thật chẳng có gì đáng bàn. Thế nhưng một khi hôn nhân gặp sóng gió, tranh chấp kiện tụng nổ ra, chắc chắn uy tín của doanh nghiệp sẽ bị ảnh hưởng nặng nề.

Đứng ngoài quy luật ấy, nhiều cặp vợ chồng doanh nhân trên thế giới đã dũng cảm gạt chuyện cá nhân sang một bên, tiếp tục chèo lái doanh nghiệp cùng nhau dù đã không còn chung sống.

Cùng điều hành doanh nghiệp sau ly hôn

Năm 2012, tờ New York Times viết về câu chuyện của một cặp đôi doanh nhân đặc biệt, dù đã chia tay nhiều năm nhưng vẫn cùng nhau hợp tác quản lý công ty mà họ đã gây dựng thuở mặn nồng. Đó là câu chuyện của Agostinho Ribeiro và người vợ cũ Valerie Calistro.

tranh chap ca phe trung nguyen anh 1
Valerie Calistro và Agostinho Ribeiro là đối tác cùng xây dựng công ty luật Ventura, Ribeiro & Smith. Họ kết hôn năm 1998 và chia tay năm 2006 nhưng vẫn có thể tiếp tục làm việc cùng nhau. Ảnh: New York Times.

Họ gặp nhau vào cuối những năm 1980 tại trường đại học luật và sớm nảy sinh tình cảm vào đầu những năm 90.

Năm 1998, Ribeiro và Calistro tưởng chừng đã có cái kết viên mãn khi cùng nắm tay nhau bước vào nhà thờ và gây dựng văn phòng luật mang tên Ventura, Ribeiro & Smith. Tuy nhiên khi doanh nghiệp bắt đầu phát triển, hôn nhân của đôi vợ chồng trẻ lại có dấu hiệu tan vỡ.

Hai người đã quyết định ly hôn vào năm 2006 sau hơn 8 năm chung sống.

Sau ly hôn, cả Ribeiro và Calistro đã ngồi lại đối thoại suốt hơn hai tiếng đồng hồ tại văn phòng và quyết định sẽ tiếp tục duy trì doanh nghiệp cùng nhau kể cả khi không còn ràng buộc hôn nhân.

Chia sẻ về câu chuyện đặc biệt của mình, ông Ribeiro cho biết: “Chúng tôi đã cùng nhau gây dựng doanh nghiệp này và có tới hơn 50 con người đang sống dựa vào nó. Chúng tôi cần phải có trách nhiệm với những gì mình tạo ra”.

Nhiều năm sau khi đặt bút ký tờ giấy ly hôn, cặp đôi vẫn vui vẻ làm việc với nhau và công ty của họ nay cũng đạt nhiều thành tựu.

Tôn trọng là chìa khóa của mọi vấn đề

Stephanie Blackwell và chồng cũ đã chia tay năm 1991 sau 12 năm chung sống. Họ có với nhau 4 mặt con và cùng nhau xây dựng doanh nghiệp chuyên cung cấp các mặt hàng thảo mộc. Sau khi ly hôn, Stephanie quyết định rời đi nhưng chồng cũ đã giữ cô lại làm việc cùng anh.

tranh chap ca phe trung nguyen anh 2
Theo New York Times, tôn trọng lẫn nhau, đối thoại, xây dựng các nguyên tắc chung và nghiêm túc triển khai nó là cách các cặp đôi tiếp tục làm việc cùng nhau sau đổ vỡ hôn nhân. 

Sau này, cô tách ra và phát triển một thương hiệu Snack hữu cơ của riêng mình. Bất ngờ ở chỗ, chồng của của Stephanie đã quyết định làm việc cho công ty của cô. Hiện anh làm giám sát xây dựng cho một nhà máy mới. Cả hai chia sẻ, chìa khóa thành công nằm ở sự tôn trọng lẫn nhau.

Theo Cục điều tra dân số thế giới, hiện có 3,7 triệu doanh nghiệp được điều hành bởi các cặp vợ chồng.

Stacey và Jan Robert cũng đã từng là một cặp vợ chồng hạnh phúc với ba đứa con khi họ cho ra đời công ty logistics mang tên Unishippers tại Sacramento, California vào năm 1995. Công ty nhanh chóng đạt được nhiều thành tựu, hứa hẹn một tương lai tươi sáng.

Ba năm sau đó, công việc kinh doanh hết sức phát đạt, nhưng cuộc hôn nhân của họ thì không. Sau nhiều tháng tư vấn và hòa giải bất thành, cả hai đã quyết định ly hôn.

Jan cho biết anh đã nghĩ rằng họ sẽ phân chia công ty và tài sản sau khi ly dị nhưng Stacey đã đưa ra một cách giải quyết hoàn toàn khác.

Stacey thuê một chuyên gia trị liệu giúp họ sắp xếp lại những vấn đề chung liên quan đến công ty và con cái. Họ cùng nhau thiết lập các quy tắc và cụ thể hóa cách triển khai. Bằng việc tôn trọng lẫn nhau, nghiêm túc thực hiện các quy tắc chung, cả hai đã duy trì được doanh nghiệp thành công mặc dù không còn sống chung một mái nhà. Tất cả tài sản đều được bảo toàn và doanh nghiệp ngày một phát triển và thành công.

Ngày nay, công ty của họ là một doanh nghiệp trị giá 7 triệu đôla và Stacey là một siêu sao bán hàng.

Theo số liệu của Cục điều tra dân số thế giới, hiện nay có tới 3,7 triệu doanh nghiệp đang hoạt động dưới sự điều hành của các cặp vợ chồng. Nhiều người trong số họ có cuộc sống viên mãn nhưng cũng không ít cặp đôi đã phải đường ai nấy đi. Nhưng có một điều chắc chắn rằng, rất ít người trong số họ có thể “công tư phân minh”, tiếp tục làm việc với nhau sau khi đã li dị như các cặp đôi kể trên.

Chia tay làm bạn đã khó, phải làm cộng sự để quản lý một doanh nghiệp còn khó khăn hơn nhiều. Chỉ khi hai bên thực sự tôn trọng lẫn nhau, tôn trọng những gì họ cùng gây dựng thì mới có thể tiếp tục sát cánh với nhau trên thương trường vốn rối ren và khốc liệt.

'Đánh' cho Trung Nguyên tan đàn xẻ nghé để làm gì?

“Dù có chuyện gì, Vũ và các cộng sự vẫn vững lòng cùng nhau gìn giữ và phát triển Trung Nguyên cho cà phê, cho Tây Nguyên, cho nền nông nghiệp, như Vũ đã và vẫn đang làm".

Những cặp vợ chồng đại gia cùng nhau điều hành doanh nghiệp

Vingroup, Masan, IPPGroup hay Sovico… và nhiều doanh nghiệp, tập đoàn khác đã và đang do các cặp vợ chồng doanh nhân Việt xây dựng, quản lý và đang không ngừng phát triển.




Hà Linh

Bạn có thể quan tâm