Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Những cảnh đời 'treo' trong dự án 'treo'

Chính quyền TP.HCM vừa công bố xóa 130 dự án chậm tiến độ trên địa bàn, nhưng lâu nay hàng ngàn người dân vẫn đang phải sống “treo” giữa những dự án “treo” này.

Những cảnh đời 'treo' trong dự án 'treo'

Chính quyền TP.HCM vừa công bố xóa 130 dự án chậm tiến độ trên địa bàn, nhưng lâu nay hàng ngàn người dân vẫn đang phải sống “treo” giữa những dự án “treo” này.

Đầu con hẻm 383 Bình Quới (thuộc Khu đô thị sinh thái Bình Quới - Thanh Đa, Q.Bình Thạnh) cỏ mọc um tùm. Đường dẫn vào hẻm tới nhà bà Lê Thị Lâm (61 tuổi) nhếch nhác bùn đất.

Bà Lâm cho biết: “Tôi sống ở đây đã gần 50 năm, cũng vì quy hoạch mà hàng chục năm nay con hẻm không được nâng cấp, xin sửa chữa, làm nhà cho con cũng không được. Khi nộp đơn thì các cơ quan đá đi đá lại, bảo là khu có quy hoạch nên từ chối. Tháng trước triều cường lên, nước tràn vào nhà, chúng tôi phải đắp bờ kè, xây tường chắn trước sân”.

Người dân ở Ấp Doi (P.15, Q.Gò Vấp) phải treo bạt lên trên nhà để che nắng mưa.

Con hẻm nhỏ có hơn chục hộ sinh sống, trong đó phần lớn là họ hàng. “Chúng tôi quá thiệt thòi, muốn xây thêm ít phòng trọ cho thuê kiếm thêm cũng bị từ chối. Trong khi đó, điều lạ là 2 bên hẻm này người ta vẫn xây nhà hà rầm mà không ai ngăn cản gì cả. Quy hoạch mà chúng tôi không biết khi nào làm, khi nào xong", bà Tâm nói thêm.

Tới một con hẻm của đường Bình Lợi (P.13, Q.Bình Thạnh), thuộc dự dán Khu nhà ở cụm Ao Sen do CTCP xây dựng kinh doanh nhà Đại Phúc làm chủ đầu tư, chúng tôi thấy nhiều hình ảnh đối lập nhau ở đây. Trong dự án, nửa diện tích đã mọc lên hàng chục ngôi nhà khang trang, phần còn lại là 18 căn nhà đã cũ, xuống cấp, ngập nước bởi bị “treo” suốt 20 năm.

Bước vào căn nhà rộng 64m2 của bà Lê Thị Mai Xuân, chúng tôi thấy đồ đạc được gói gém vào túi để trên sàn nhà và một vài đồ đạc tạm bợ. Bà Xuân cho biết, sống ở đây đã hơn 30 năm. Từ năm 1993 nhà bà nằm trong dự án KCN Bình Hòa, thỉnh thoảng các cơ quan chức năng đến đo đạc, kiểm đếm để bồi thường. Năm 2001 lại chuyển thành dự án Khu dân cư cụm Ao Sen; công ty Đại Phúc đến san lấp mặt bằng, làm đường, chia lô bán nền và kiểm đếm nhà dân 2 lần rồi thôi.

Đầu năm 2012, chủ đầu tư đưa ra mức giá bồi thường. Gia đình bà Xuân quá nản với cảnh sống “treo” nên tháng 7/2012 ký biên bản hiệp thương đồng ý nhận 1,4 tỷ đồng tiền bồi thường.

“Sau khi ký, nhân viên công ty Đại Phúc bảo về thu dọn đồ đạc để giao đất trong vòng 1 tháng. Gia đình tôi thực hiện, nhưng chờ từ đó đến nay vẫn chưa được nhận tiền bồi thường. Cuộc sống bị đảo lộn khi đã bán hết đồ đạc, phải xin một số đồ cũ về dùng tạm, gian bếp ngập nước phải kê tạm trước sân, dùng bao cát chắn nước tràn vô nhà khi mưa to, trực suốt đêm bơm nước ra khỏi nhà. Chúng tôi chịu hết nỗi rồi”, bà Xuân bức xúc nói.

 
 

Đầu hẻm 383, đường Bình Quới (P.28, Q.Bình Thạnh) cỏ mọc um tùm, đường lầy lội.

 
 
 

 Các ngôi nhà đã xuống cấp trầm trọng nhưng không được phép xây mới hoặc sửa chữa.

 

Bà Xuân phải dời bếp ra ngoài sân vì phía trong bị ngập nước, hôi thối.

 
 

 Gia đình bà Xuân gói gém đồ đạc chờ tiền đền bù.

Một căn nhà ở Bình Quới đã hư hỏng rất nặng nhưng chưa được sửa chữa.

Lê Quân

Theo Infonet

Lê Quân

Theo Infonet

Bạn có thể quan tâm