Hồ tử thần Avernus ở Italy
Từ lâu, hồ Avernus ở Italy đã được thần thoại hóa như cửa ngõ vào thế giới bên kia. Truyền thuyết kể rằng, người anh hùng Virgil đã dũng cảm đi vào địa ngục để đưa người cha đã chết của mình quay lại cõi dương. Chàng đã đi xuống một cửa hang đầy lửa và dũng cảm chiến đấu với ma quỷ, âm binh để cứu cha mình. Với lòng quả cảm, chàng đã cứu được cha, nhưng lại khiến Diêm Vương nổi giận. Diêm Vương ra lệnh nhấn chìm cánh cổng nối địa ngục và trần gian bằng cách tạo ra một hồ khổng lồ, và đó chính là hồ Avernus. Ảnh: Listverse. |
Hang địa ngục Belize Belize
Từ lâu, hàng loạt hang động khu vực bảo tồn thiên nhiên núi Tapir ở Belize, Actun Tunichil Muknal hay còn gọi là Crystal Sepulcher đã được sử dụng cho nghi lễ của người Maya. Ngày nay khu vực này được mở cửa cho du khách. Đến đây, du khách có thể nhìn thấy những mảnh xương người ở đủ mọi lứa tuổi, từ sơ sinh cho đến trung niên. Một vài trong số những bộ xương đó có niên đại lên tới 1.200 năm. Môi trường độc đáo của những hang động này càng khiến chúng trở nên ghê rợn hơn. Người ta tin rằng, những hang động này là nhà của thần mưa Chaak. Người Maya tin rằng, có nhiều cánh cửa để dẫn tới cõi âm ti Xibalba. Và những bộ xương trên chính là xác của những người dân vô tội bị hiến tế cho 12 linh hồn cai quản cõi âm ti này. Ảnh: Listverse. |
Hekla
Theo một số tài liệu, núi lửa Hekla ở Iceland bắt đầu phun trào mạnh mẽ từ thời Trung cổ. Mỗi lần phun trào, nó tạo ra một lớp bụi cao đáng sợ và bao phủ một vùng gần 40km. Điều này tựa như Hekla đang đưa những thứ tối tăm từ địa ngục lên trần gian. Tính đến nay, Hekla đã phun trào khoảng 20 lần, gây ra vô số thiệt hại nghiêm trọng, trong đó lần phun năm 1845 đã tạo ra trận động đất dữ dội cùng mức tàn phá vô cùng nặng nề. Đi kèm với đó là nạn đói, do những người may mắn còn sống sót phải vột lộn để tranh giành đồ ăn và thức uống. Ảnh: Listverse. |
Cổng địa ngục Pluto
Trong thần thoại La Mã và Hy Lạp, trần gian và địa ngục được kết nối với nhau bởi một cái hang. Người Hy Lạp gọi hang này là Ploutonion, còn trong ngôn ngữ Mỹ Latin nó được gọi là Plutonium. Tuy nhiên, giới truyền thông thường gọi nó là Pluto. Di tích của cổng địa ngục do nhóm khảo cổ, dẫn đầu là giáo sư Francesco D'Andria thuộc đại học Salento, Italy tìm ra. “Chúng tôi tìm thấy Cổng Pluto bằng việc tái tạo lại những dòng suối nước nóng bắt nguồn từ hang động này, nơi sản sinh ra những bãi đá vôi trắng nổi tiếng. Chúng tôi có thể thấy được các chất gây chết người ở đây trong suốt cuộc khai quật. Một vài con chim đã chết do khí CO2 khi chúng cố lại gần cánh cổng”, giáo sư Francesco cho hay. Ảnh: Listverse. |
Cổng địa ngục Masaya ở Nicaragua
Các nhà thám hiểm ở thế kỷ 16 cho biết, đây là một ngọn núi lửa lớn, kỳ dị đến mức có khả năng biến đêm thành ngày. Các nhà leo núi mô tả chiếc cổng địa ngục này ngun ngút lửa như chưa bao giờ tắt. Nhiều thế hệ người dân bản địa ở đây tin rằng, núi lửa chính là đại diện của một vị thần. Việc núi lửa gầm rú và sôi sục chính là dấu hiệu cho biết vị thần này cần được hiến tế. Sau đó, phụ nữ và trẻ em bị ném vào miệng núi lửa để làm vui lòng vị thần tàn ác. Và cứ thế, miệng núi lửa Masaya đã nuốt chửng vô số người vô tội vào trong lòng, tan chảy cùng dòng nham thạch nóng bỏng. Ảnh: Listverse. |