Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Những biểu tượng kinh doanh đình đám Hà Nội xưa giờ ra sao?

Bách hóa Tràng Tiền, chợ Đồng Xuân, phố cổ Hà Nội đến nay vẫn là thương hiệu kinh doanh đình đám tại Hà Nội, dù đã có cả trăm năm tồn tại.

Tràng Tiền Plaza tọa lạc tại góc phố Tràng Tiền, Hàng Bài, được xem là một trong những biểu tượng kinh doanh của Hà Nội từ thời Pháp thuộc. Tên cũ của trung tâm này là Nhà Godard, đặt theo tên của Sebastien Godard (1839-1940), người chịu trách nhiệm quy hoạch lại thành phố theo lệnh của Chính phủ Pháp thời bấy giờ, đặc biệt là khu vực Tràng Tiền. Thời đó, người Việt không được vào Nhà Godard và đây cũng là khu vực độc quyền bán những sản phẩm vải, lụa, thực phẩm nhập khẩu từ Hong Kong, Pháp hay Ấn Độ.
Đến năm 1960, Nhà Godard trở thành Bách hóa Tổng hợp Tràng Tiền, là cửa hàng lớn nhất toàn miền Bắc lúc bấy giờ. Suốt hơn nửa thế kỷ sau đó, Bách hóa Tổng hợp được thay tên một lần vào năm 2002, là Tràng Tiền Plaza, trở thành nơi buôn bán pha tạp từ hàng cao cấp đến bán lẻ bình dân.
Tháng 4/2011, Tràng Tiền Plaza đóng cửa cải tạo trong dự án trùng tu trị giá 400 tỷ đồng của doanh nhân Johnathan Hạnh Nguyễn. Công trình này đã được đưa trở lại khai thác vào tháng 4/2013, trở thành trung tâm mua sắm hàng hiệu hàng đầu thủ đô.
Hình ảnh bên trong Bách hóa Tổng hợp Tràng Tiền.
Và bên trong Tràng Tiền Plaza ngày nay là những thương hiệu nổi tiếng thế giới mà không phải người Hà Nội nào cũng có thể sở hữu.
Được xây dựng từ năm 1889, chợ Đồng Xuân là một biểu tượng kinh doanh tại khu vực phố cổ, cùng với Bách hóa Tổng hợp Tràng Tiền. Chợ có 2 mặt chính quay đầu về hướng Hàng Đường và Hàng Mã, với diện tích ban đầu là 6.500m2. Chợ Đồng Xuân có 5 mái, mỗi mái cao 19m, rộng 25m.
Năm 1994, một vụ chập điện đã gây ra cháy lớn thiêu rụi một phần chợ, gây thiệt hại hàng nghìn tỷ đồng. Vụ cháy xảy ra chỉ 3 năm sau khi chợ Đồng Xuân được tu sửa. Chợ hiện nay thuộc quản lý của công ty cổ phần Đồng Xuân, cùng với chợ đêm phố cổ tạo thành nét văn hóa của người Hà thành.
Phố Tô Tịch nổi tiếng với nghề khắc gỗ, khắc dấu.
Dấu liền mực đã thay thế cho dấu đồng, dấu gỗ xưa kia, khiến nghề khắc dấu tuy vẫn còn được lưu giữ tại con phố này, nhưng người mua chủ yếu là cá nhân, mua dấu vì sở thích. Giới trẻ Hà Nội ngày nay lại nhớ đến phố Tô Tịch trong trào lưu sữa chua mít, hoa quả dầm.
Phố Hàng Thiếc những năm đầu giải phóng. Mâm, chõ  xôi, bô xe máy... là những mặt hàng được bày bán chủ yếu ở đây.
Bây giờ, người Hà Nội tìm đến phố Hàng Đồng để mua những món đồ làm bằng inox.
Phố Hàng Tre những năm đầu thập niên 80.
Đến nay, người Hà Nội vẫn còn mua được tre ở con phố này, nhưng số lượng hộ kinh doanh đã giảm đi nhiều.

Hạ Minh (tổng hợp)

Bạn có thể quan tâm