Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Những ấn tượng đẹp từ 'Âm vang đại ngàn'

Lễ hội tổ chức ngày 26 và 27/4, tại Quảng trường 10/3, Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk đã thu hút 1000 già làng, trưởng bản, nghệ nhân cùng hàng chục nghìn đồng bào 5 tỉnh Tây Nguyên.

Trong không gian văn hóa mang đậm bản sắc của vùng cao nguyên đất đỏ bazan đầy nắng và gió, đồng bào tham dự lễ hội đã được thưởng thức những tiết mục văn nghệ, các chương trình văn hóa tái hiện một cách đầy đủ nhất chất sử thi hùng tráng, đồng thời được thưởng thức những âm thanh vang vọng từ đại ngàn với sức sống mãnh liệt của những rừng cà phê, cao su bạt ngàn qua màn biểu diễn cồng chiêng của các nghệ nhân lão luyện.

Ngay sau lễ khai mạc, các đoàn đã tham gia thi trình diễn trang phục dân tộc, trang trí không gian văn hóa và nghệ thuật ẩm thực.


 

“Âm thanh đại ngàn” là một sự kiện văn hóa do Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) phối hợp với Ủy ban Dân tộc tổ chức. Đây cũng là sự kiện chào đón khách hàng thứ 2 triệu và kỷ niệm 1 năm đưa vào hoạt động của Bộ tính năng Tomato Buôn làng – sản phẩm được phát triển dành riêng cho đồng bào dân tộc ít người. Nhân dịp này, đồng bào các dân tộc Tây Nguyên tham dự chương trình cũng sẽ được trải nghiệm miễn phí các sản phẩm, dịch vụ của Viettel, trong đó có Bộ tính năng Tomato Buôn làng; được hướng dẫn sử dụng các dịch vụ viễn thông vào mục đích phát triển kinh tế hộ gia đình và tham gia vào nhiều trò chơi đố vui với những phần thưởng có giá trị cao.

Bộ tính năng Tomato Buôn làng là sản phẩm viễn thông đầu tiên ở Việt Nam hỗ trợ ngôn ngữ của đồng bào dân tộc (Khơ me, Gia rai, Tày Nùng, Mông, Dao, Thái, Mường, Ba Na, Ê đê, H'rê). Giá trị nhân văn của Bộ tính năng Buôn làng thể hiện ở sự trân trọng của Viettel đối với ngôn ngữ của đồng bào dân tộc. Thống kê của Viettel cũng cho thấy, tính năng gọi lên tổng đài 3334 (Tổng đài hướng dẫn nông nghiệp, tin tức tổng hợp hàng tuần, kể chuyện, nghe nhạc bằng tiếng dân tộc phát 24h/24h) được bà con sử dụng nhiều nhất với gần 300.000 cuộc gọi chỉ trong tháng 1/2014. Điều này cho thấy tổng đài của Viettel thực sự phát huy được thế mạnh trong việc cung cấp kiến thức giúp bà con phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, mặt khác các nội dung tin tức, kể chuyện, nghe nhạc bằng tiếng dân tộc cũng góp phần làm đa dạng đời sống tinh thần của bà con.


Cũng trong dịp này, Viettel đã phối hợp Bệnh viện Đa khoa TP Buôn Ma Thuột tổ chức chương trình khám bệnh và cấp phát thuốc miễn phí cho hơn 200 già làng, trưởng bản và 100 đồng bào dân tộc thiểu số. Bác Y Đach, 68 tuổi ở xã Đắk Môn, huyện Đắk Song, tỉnh Đắk Nông cho biết, đây là lần đầu tiên bác được đi khám sức khỏe. Các bác sĩ thông báo kết quả cho thấy bác bị suy nhược cơ thể và đề nghị bác cần nghỉ ngơi và cần tuân thủ chế độ điều trị nghiêm túc. Cầm trên tay túi thuốc được phát miễn phí, bác xúc động cho biết sẽ  không chủ quan với sức khỏe bản thân nữa mà sẽ thường xuyên đi khám bệnh để phát hiện và điều trị kịp thời.

Bác sĩ Nguyễn Văn Bảo Toàn, Phó khoa Khám bệnh Hồi sức cấp cứu Bệnh viện đa khoa TP Buôn Ma Thuột cho biết, Ban tổ chức đã chuẩn bị 26 danh mục thuốc điều trị các dạng bệnh thường gặp tại địa phương để cấp miễn phí cho đồng bào sau khi có kết quả khám bệnh.

 


Nhân dịp này, đồng chí Giàng Seo Phử - Ủy viên BCH TW Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc đã gửi lẵng hoa chúc mừng Lễ hội Âm vang Đại ngàn thành công tốt đẹp cùng lời chúc “Cộng đồng các dân tộc thiểu số Việt Nam nói chung và đồng bào các dân tộc thiểu số vùng Tây Nguyên nói riêng “bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp nhau cùng tiến bộ”.

Châu Anh

Bạn có thể quan tâm