Dù sử dụng hệ điều hành mã nguồn mở Sailfish, nhưng Jolla có thể chạy hầu hết các ứng dụng được thiết kế cho nền tảng Android của Google.
Jolla từng bị Nokia “bỏ rơi” vào năm 2011. |
Jolla đã kết hợp với một mạng lưới phân phối lớn tại Phần Lan, và hy vọng sẽ đạt được thỏa thuận tương tự với một nhà điều hành tại Vương quốc Anh.
Các nhà phân tích cho biết Jolla sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức khi tham gia vào một thị trường hầu như bị chi phối bởi Google và Apple. Sẽ chỉ có 450 chiếc Jolla được bán ra trong đợt này, hầu hết là những khách hàng đã đặt trước.
Marc Dillon, đồng sáng lập Jolla chia sẻ với BBC rằng công ty đang trong quá trình của cả đều nằm trong sản xuất. Ông cho biết đặc tính nổi bật của Jolla là đem đến cho người dùng cách tiếp cận "mở" với nền tảng trên điện thoại mà họ đang sử dụng, trái ngược với sự khép kín hoàn toàn trên iPhone và khả năng “mở” hạn chế trên Android.
Ông nhấn mạnh."Chúng tôi đã tạo ra một nền tảng mang đẳng cấp thế giới. Người dùng sẽ có được nhiều sự lựa chọn hơn."
Nền tảng bị “chết trẻ”
Jolla đang sử dụng ban đầu có tên gọi là MeeGo – từng được hỗ trợ và phát triển bởi các kĩ sư của Nokia. Nhưng đến năm 2011, hệ điều hành tiềm năng này đã bị hãng công nghệ Phần Lan “khai tử” sau khi quyết định tập trung phát triển cho các thiết bị chạy Windows Phone. Thiết bị duy nhất chạy trên nền tảng MeeGo mà Nokia từng phát hành là N9.
Model có tên N9 của Nokia trước đây chạy MeeGo, nền tảng là cha đẻ của Jolla.. |
Hồi tháng 5, Antti Saarnio, Chủ tịch và là đồng sáng lập Jolla nói với BBC rằng MeeGo thất bại vì đã không có cơ hội để “thử lửa”. "Tuy nhiên, mọi người đều cảm nhận mạnh mẽ rằng họ muốn tiếp tục", ông nói.
Phần lớn các mã Sailfish là mã nguồn mở. Điều này đồng nghĩa với việc cộng đồng người dùng hoàn toàn có thể “vọc”, thay đổi và cải tiến phần mềm tương thích với nền tảng này. Ông Dillon nói. "Chúng tôi đang tích cực phát triển cộng đồng Jolla và xây dựng trang web riêng Sailfish để mọi người có thể vào và đóng góp."
“Chàng David và gã khổng lồ Goliath”
Theo CCS Insight, từ tháng 7 tới tháng 9, 81% điện thoại thông minh được bán ra trên toàn cầu chạy nền tảng Android của Google. Trong khi đó, iOS của Apple chiếm 13%. Những cái tên còn lại như BlackBerry, Microsoft và Mozilla cũng đang cố gắng giữ chỗ đứng.
Có thể nói sự xuất hiện của Jolla trong tình hình thị trường di động hiện nay như câu chuyện về chàng David và gã khổng lồ Goliath. Nếu duy trì được một mức giá cạnh tranh cùng với một số lượng người dùng đang chờ đợi thiết bị này, Jolla hoàn toàn có thể tin tưởng vào một thành công bước đầu trong tương lai.
Geoff Blaber, chuyên gia phân tích của CCS cho biết, vấn đề mấu chốt vẫn nằm ở chính các thiết bị di động. Chiến lược dài hạn của Jolla chính là phát triển hệ điều hành này trên các thiết bị của nhiều nhà sản xuất khác nhau.
"Đây thật sự là thách thức", ông nói. "Chúng tôi đang đứng tại tại thời điểm mà Android đã hoàn toàn chiếm ưu thế với thư viện phần mềm có tính cạnh tranh và hoạt động hiệu quả."