Trên thế giới có nhiều quốc gia giàu dầu mỏ, nhưng không phải nước nào cũng tận dụng tốt nguồn tài nguyên này tốt như Qatar. Nhiều nước như Iraq, Libya, Nigeria… đều trở thành nạn nhân của lời nguyền nguồn tài nguyên ma lực này, dẫn tới kinh tế trì trệ và tăng trưởng hạn chế. Trong khi đó, Qatar biết cách tái đầu tư tiền từ dầu mỏ và đa dạng hóa nền kinh tế.
Quốc gia này có GDP đầu người là 98.800 USD - mức cao nhất thế giới. Qatar thậm chí có đủ tiền để xây một thành phố lớn trên sa mạc và giành quyền đăng cai World Cup 2022, dù bị cáo buộc chi hàng triệu USD hối lộ.
Dưới đây là quá trình phát triển, trở nên giàu có của Qatar.
Từ đầu thế kỷ 20, Qatar nằm dưới sự trị vì của gia đình Al-Thanib khi nước này trở thành thuộc địa của Anh. Ngày 17/7/1913, Shaikh Abdullah Bin Qassim Al-Thani (đứng giữa,bên trái) lên nắm quyền trị vì Qatar. |
Khi đó, ngành công nghiệp chính của Qatar là ngọc trai và đánh bắt cá. Sau sự sụp đổ của ngành ngọc trai những năm 1920, người dân nước này sống trong nghèo đói, suy dinh dưỡng và bệnh tật. |
Năm 1939, người ta phát hiện ra dầu mỏ tại Dukhan. Sự phát triển ngành dầu mỏ tại khu vực này bị trì trệ do Chiến tranh thế giới thứ 2. Đến năm 1949, nhiều mỏ dầu được tìm thấy. Tuy nhiên, số lượng không nhiều bằng những mỏ gas tự nhiên được phát hiện 30 năm sau đó. |
Năm 1951, sản lượng dầu của Qatar là 46.500 thùng/ngày, tương đương doanh thu 4,2 tỷ USD. Việc phát hiện những mỏ dầu ngoài khơi và sự đầu tư của tập đoàn Shell giúp tăng sản lượng dầu của nước này lên 233.000 thùng/ngày. Trong ảnh là thành phố Doha năm 1968. |
Doanh thu từ xuất khẩu dầu được dùng để hiện đại hóa đất nước. Vào những năm 1950, trường học, bệnh viện, nhà máy năng lượng, nhà máy khử muối, tổng đài diện thoại đầu tiên được mở tại Qatar. Trong ảnh là toàn cảnh Doha, Qatar những năm 1940.
|
Những năm 1960, doanh thu dầu mỏ của Qatar bắt đầu tăng đều. Khi đó, gia đình Al-Thani bắt đầu tăng cường quyền lực bằng cách đưa nhiều họ hàng vào bộ máy chính phủ. Tất cả các thành viên của gia đình Al-Thani đều nhận được các khoản trợ cấp lớn.Trong ảnh là giàn khoan ngoài khơi của Qatar năm 1971. |
Năm 1971, Qatar giành độc lập sau khi Anh tuyên bố rút quân khỏi phía đông kênh đào Suez. Trong ảnh là kênh đào Suez năm 1951. |
Ngày 22/2/1972, Khalifa ibn Hamad lật đổ cha mình - Emir Ahmad ibn Ali - khi ông này đang đi săn tại Iran, và lên nắm quyền trị vì. Khalifa ibn Hamad ngay lập tức cắt giảm chi tiêu hoàng gia và tăng ngân sách dành cho các chương trình xã hội, nhà ở, y tế, giáo dục, hưu trí. Trong ảnh là cung điện hoàng gia Amiri Diwan vào năm 1971, khi đó còn chưa được xây xong. |
Năm 1971, mỏ khí gas tự nhiên lớn nhất thế giới, South Pars/North Dome, được phát hiện ngoài khơi Qatar. Khi đó, sản lượng xăng của Qatar vẫn ở mức cao, vì vậy, mỏ này chưa được khai khác. |
Nhờ hồ chứa khí North Field, Qatar trở thành nước có trữ lượng khí gas lớn nhất thế giới, sau Nga và Iran. Ước tính, con số này vào khoảng 25.300 tỷ m3. |
Vào những năm 1980, giá dầu sụt giảm cùng với việc doanh thu từ dầu mỏ bị hoàng gia bòn rút khiến kinh tế Qatar đình trệ. Cuộc khủng hoảng buộc nước này phải tăng cường phát triển mỏ North Field vào năm 1989, dù sau đó sản lượng vẫn ở mức thấp.Trong ảnh là biểu đồ sản lượng dầu thô của Qatar biến động theo các sự kiện kinh tế, chính trị khu vực từ năm 1970 đến 2008. |
Vào năm 1995, tình hình tại Qatar vẫn không được cải thiện. Sheikh Hamad bin Khalifa Al-Thani lên nắm quyền sau cuộc đảo chính đẫm máu. Ông đã đưa ra đường lối phát triển hoàn toàn mới cho đất nước. |
Một trong những hành động đầu tiên của Sheikh Hamad là phát triển mỏ khí gas tự nhiên North Dome. Sản lượng khí gas tăng nhanh chóng và Qatar, lần đầu tiên trong lịch sử nước này, bắt đầu xuất khẩu khí gas lỏng tự nhiên. Trong ảnh là biểu đồ sản lượng và tiêu thụ khí gas tự nhiên của Qatar từ năm 1995 đến 2009. |
Để đáp ứng nhu cầu và sản xuất tăng mạnh, Qatar bắt đầu xây dựng nhiều nhà máy khi gas lỏng tự nhiên mới. Trong 15 năm qua, nước này xây thêm 14 nhà máy mới với sự hợp tác của các công ty dầu nước ngoài.Trong hình là biểu đồ phát triển các nhà máy khí gas lỏng tự nhiên của Qatar. |
Cuối những năm 1990, Qatar hợp tác với nhiều công ty dầu quốc tế. Các công ty mới bắt đầu áp dụng phương pháp khoan ngang để tăng sản lượng dầu đang có xu hướng giảm. Qatar và hãng dầu Maersk hợp tác xây dựng giếng khoan ngang dài nhất thế giới. |
Năm 1996, Qatar xây dựng căn cứ không quân Al Udeid khổng lồ trị giá hàng tỷ USD, làm công tác hậu cần và sở chỉ huy cho quân đội Mỹ. Dưới sự bảo trợ của quân đội Mỹ, an ninh tại Qatar luôn ở mức cao. |
Năm 1997, Qatar bắt đầu ký hợp đồng dài hạn cung cấp lượng khí gas lớn cho Tây Ban Nha và Nhật Bản. Dần dần, nước này mở rộng mạng lưới khách hàng sang nhiều quốc gia trên thế giới. Trong hình là biểu đồ sản lượng khí gas xuất khẩu của Qatar sang các khu vực trên thế giới. |
Nhờ sản lượng đầu ổn định và sản lượng khí gas cao, GDP của Qatar tăng mạnh trong 15 năm qua. |
Để tránh phụ thuộc vào nguồn dầu và khí gas, Qatar nỗ lực đa dạng hóa nền kinh tế. Năm 1998, nước này xây dựng Education City, một khuôn viên rộng lớn cho 6 trường đại học của Mỹ, 2 trường của châu Âu, nhiều trung tâm nghiên cứu… |
Qatar cũng tích lũy được một quỹ quốc gia 170 tỷ USD từ doanh thu dầu mỏ và khí gas dùng để đầu tư. Trong ảnh là điện hoàng gia Amiri Diwan hiện nay. |
Năm 2003, nước này thành lập Ủy ban Đầu tư Qatar (QIA), biến thu nhập từ dầu mỏ và khí gas thành các nguồn thu khác. QIA đầu tư vào các công ty như Barclays, Credit Suisse, Harrods, Porsche, Volkswagen... và cũng có cổ phần lớn trong đội bóng Paris Saint-Germain. |
Qatar trở thành một trong những nước nắm nhiều bất động sản tại London (Anh) nhất thế giới, thông qua QIA. Qatar sở hữu cao ốc lớn nhất Tây Âu, Shard và Canary Wharf… |
Năm 2005, Trung tâm Tài chính Qatar (trong ảnh) được xây dựng để phục vụ ngành dịch vụ tài chính ở nước này. Qatar kỳ vọng sẽ trở thành nước dẫn đầu trong ngành dịch vụ tài chính trong khu vực với sự phát triển tương đối bền vững và nguồn vốn lớn. |
Năm 2006, Qatar vượt qua Indonesia, trở thành nước xuất khẩu khí gas lỏng tự nhiên lớn nhất thế giới. Doanh thu từ dầu mỏ và khí gas chiếm 60% GDP của nước này. Tuy nhiên, Qatar cũng phải đối mặt với nhiều cạnh tranh khi sản lượng khí gas lỏng tại nhiều nước như Mỹ và Australia cũng đang tăng mạnh. |
Tháng 12/2010, Qatar được chọn đăng cai World Cup 2022. Nước này cam kết xây dựng 12 sân vận động mới với công nghệ làm lạnh giúp tránh nóng. Qatar tự phong là trung tâm thể thao của khu vực, đang và sẽ đăng cai nhiều sự kiện thể thao toàn cầu. |
Trong những năm gần đây, nhà cao tầng mọc lên như nấm tại Qatar. Trong ảnh là diện mạo thành phố Doha năm 1977. |
Còn đây là hình ảnh hiện tại. Kể từ năm 2000, Doha có thêm 58 cao ốc đã hoặc đang được xây dựng cùng với nhiều bảo tàng, sân vận động, dự án cơ sở hạ tầng lớn… |
Tuy nhiên, xuất hiện cáo buộc cho rằng nhiều lao động nhập cư tại Qatar phải sống và làm việc dưới điều kiện hết sức tồi tệ khi xây dựng sân vận động và các dự án chuẩn bị cho World Cup 2022. Đây không phải là lần đầu tiên Qatar bị chỉ trích về cách đối xử với lao động nhập cư, những người bị coi là công dân hạng hai tại nước này. Trong ảnh là nhà tắm tại một khu người nhập cư bên ngoài thành phố Doha. |
Đầu tháng 6/2014, Qatar cũng bị cáo buộc chi 5 triệu USD hối lộ để giành quyền đăng cai World Cup 2022.
|
Liệu Qatar sẽ trở thành Hong Kong của khu vực Trung Đông, hay sẽ không thể thoát khỏi lời nguyền dầu mỏ như các nước trong khu vực? Đó là câu hỏi lớn mà thế giới đang đặt ra. |