Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Nhiều website ngân hàng lớn ở Việt Nam bị giả mạo

Với giao diện và tên miền gần giống với các website ngân hàng, những trang web giả mạo này tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với người sử dụng.

Theo thông tin từ dự án Chống lừa đảo (Chongluadao.vn), đơn vị này đã ghi nhận một lượng lớn các website giả mạo thông tin của nhiều ngân hàng lớn tại Việt Nam.

Những website này có tên miền gần giống với trang web của các ngân hàng. Trong khi đó, giao diện cũng được thiết kế y hệt, nếu chỉ bằng cảm quan, người dùng rất dễ bị nhầm lẫn.

Nhieu ngan hang Viet Nam bi gia mao website anh 1

Nhiều website giả mạo ngân hàng đã bị phát hiện và ngăn chặn trong những ngày gần đây. Ảnh: Trọng Đạt.

Chia sẻ với VietNamNet, đại diện dự án Chống lừa đảo cho biết, hoạt động giả mạo website của các ngân hàng đang có những dấu hiệu phức tạp, đặc biệt trong khoảng 2 tuần trở lại đây.

Dự án Chống lừa đảo đã vô hiệu hóa hoạt động của khoảng 20 tên miền giả mạo. Tuy nhiên, mỗi ngày vẫn có nhiều tên miền mới “mọc” lên, thay thế các tên miền cũ.

Đây là những website “fake” được dựng lên nhằm dẫn dụ và lấy thông tin tài khoản của người dùng. Nếu vô tình truy cập và đăng nhập thông tin lên các website giả mạo, người dùng phải đối mặt với nguy cơ bị đánh cắp thông tin dữ liệu ngân hàng và chiếm đoạt tiền trong tài khoản.

Để phân biệt, người dùng có thể nhận biết các đường link độc hại này bằng cách chú ý thật kỹ phần tên miền.

Theo chuyên gia của dự án Chống lừa đảo, các website giả mạo thường có tên miền bắt đầu bằng cụm “vn-”. Những website này cũng hay sử dụng các tên miền phụ như “acb”, “vpbank”,... nhái theo tên viết tắt của các ngân hàng lớn.

Trong trường hợp chẳng may truy cập và đăng nhập thông tin lên website giả mạo, người dùng cần ngay lập tức khóa tài khoản bằng cách gọi lên hệ thống chăm sóc khách hàng hoặc tự khóa thông qua app.

Nhieu ngan hang Viet Nam bi gia mao website anh 2

Nhiều website giả mạo các ngân hàng lớn tại Việt Nam đã bị phát hiện và xử lý.

Người dùng có thể nhờ ngân hàng hướng dẫn đổi mật khẩu và đăng ký bảo mật 2 bước cho tài khoản. Ngoài ra, có thể đề xuất để ngân hàng cung cấp thay thế một số tài khoản hoặc một số thẻ khác.

Khi bắt gặp một trang web độc hại, giả mạo, lừa đảo, tin nhắn rác và các vấn đề có liên quan, người dùng có thể báo cáo tại các website canhbao.ncsc.gov.vn, chongthurac.vn, tingia.gov.vn, hoặc chongluadao.vn.

Nếu nghi ngờ, người dùng có thể chat với “bot” của dự án Chống lừa đảo trên Messenger để kiểm tra một trang web là độc hại hay an toàn.

NCSC phản hồi về việc ứng dụng Visafe bị tố sao chép mã nguồn

NCSC cho biết chỉ sử dụng phần mã nguồn của Adguard trên iOS để xây dựng thư viện máy chủ, không vi phạm bản quyền.

Người dùng mất tiền tỷ vì lừa đảo trên mạng

Việc lừa đảo, chiếm đoạt tài sản nhắm đến người dùng điện thoại ngày càng gia tăng và tinh vi khiến nhiều người dân sập bẫy.

Mỹ cáo buộc một người Việt lừa đảo NFT trị giá 2,6 triệu USD

Bộ Tư pháp Mỹ công bố 4 vụ lừa đảo tiền mã hoá hôm 1/7. Một trong số đó là vụ rug-pull, thủ phạm là người quốc tịch Việt Nam.

https://vietnamnet.vn/nhieu-website-ngan-hang-lon-o-viet-nam-bi-gia-mao-2047758.html

Trọng Đạt/ Vietnamnet

Bình luận

Bạn có thể quan tâm