Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Nhiều phụ huynh đang lo con không sõi tiếng Việt

Nhiều phụ huynh lo lắng con mình được học ngoại ngữ từ sớm, nhưng lại không sõi tiếng Việt - ngôn ngữ "mẹ đẻ".

Thấy thông tin quảng cáo tràn lan từ các trung tâm ngoại ngữ rất hấp dẫn như thời điểm vàng cho trẻ học ngoại ngữ, cho trẻ học càng sớm, cháu càng tiếp thu nhanh so với khi lớn mới học, nên tôi đã quyết định đầu tư 70 triệu đồng/năm cho con gái 4 tuổi học tiếng Anh tại trung tâm”, chị Hoàng Công Như (ngụ quận Bình Thạnh, TP.HCM) cho hay.

Theo chị Như, sau 3 năm học tại trung tâm, giờ nhìn lại thấy quyết định đó "khá mạo hiểm", vì con gái hiện có thể giao tiếp bằng tiếng Anh khá chuẩn, nhưng tiếng Việt lại không sõi như các bạn cùng lứa.

tre hoc tieng Anh anh 1

Nhiều phụ huynh lo lắng con không sõi tiếng Việt vì được học ngoại ngữ từ sớm. Ảnh minh họa: SCMP.

Con nói tốt tiếng Anh từ sớm, nhưng giờ tôi lại lo con bị 'loạn ngôn'. Để con có thể giao tiếp tốt tiếng Anh mà không bị quên tiếng mẹ đẻ, trong sinh hoạt hàng ngày, tôi yêu cầu bé phải giao tiếp với các thành viên trong gia đình bằng tiếng Việt, nghiêm cấm sử dụng tiếng Anh”, chị Như nói.

Chị Lương Thị Minh Thùy (ngụ quận Phú Nhuận, TP.HCM) cho hay muốn con sớm được tiếp cận với văn hóa các nước để thuận tiện đi du học sau này, nên đã cho con theo học trường quốc tế từ cấp 1.

“Thời gian đầu, tôi rất tự hào vì con tự lập, tính độc lập cao và rất dạn dĩ, không nhút nhát như các bạn đồng trang lứa”, chị Thùy chia sẻ.

Với tâm thế đó, chị Thùy tiếp tục cho con học cấp 2 ở trường quốc tế. Nhưng cũng từ đây, nhiều chuyện xảy ra khiến chị Thùy và chồng lại băn khoăn về quyết định của mình.

"Do tiếp xúc với môi trường quốc tế từ nhỏ, tính cách cháu rất thích thể hiện bản thân, thậm chí gay gắt tranh luận với bố mẹ. Đặc biệt, mỗi lần muốn giải thích vấn đề nào đó hoặc khi tranh luận với bố mẹ, cháu lại không thể nói bằng tiếng Việt mà sử dụng hoàn toàn bằng tiếng Anh", chị Thùy nói.

Tới thời điểm này, chị Thùy và chồng bắt đầu lo lắng liệu con mình vì giỏi tiếng Anh quá mà "lại mắc" với tiếng Việt không.

“Việc ứng xử thái quá, mất ngôn ngữ tạm thời như vậy làm tôi và chồng rất lo lắng. Thời gian tới, chắc tôi sẽ tính phương án chuyển trường cho cháu, chứ mà học nữa chắc cháu mất gốc tiếng Việt luôn", chị Thùy nói.

Đã lên lớp 7, tiếng Anh "nói như gió" nhưng khả năng sử dụng tiếng Việt của em A. lại rất hạn chế. Chị Nguyễn Thị Hồng Hạnh (ngụ quận Bình Tân, TP.HCM), mẹ em A., cho hay A. được cho học trường quốc tế từ nhỏ. Trên trường, A. học tập, giao tiếp với bạn bè thầy cô hoàn toàn bằng tiếng Anh.

"Dần dần thành thói quen, về nhà, bé cũng không chịu nói tiếng Việt nữa", chị Hạnh nói.

Để có thể nói chuyện được với con, vợ chồng chị Hạnh phải đăng ký học tiếng Anh ở trung tâm gần nhà.

"Thế nhưng, mỗi lần lên nhà ông bà chơi, con cứ 'xì xà xì xồ ngoại ngữ', ông bà chỉ bảo thì cháu không hiểu, khiến ông bà rất phật lòng. Giờ tiếng Anh giỏi rồi, tôi và chồng lại phải đau đầu tìm cách cho con học lại tiếng mẹ đẻ”, chị Hạnh buồn bã nói.

Mục Giáo dục giới thiệu đến bạn đọc những cuốn sách nuôi dạy trẻ trong thời đại 4.0.

Cuốn sách Nuôi con 4.0 - Làm thế nào để trẻ không bị nghiện thiết bị công nghệ? của TS Shimi Kang (nhà khoa học, tâm lý học, chuyên gia giáo dục, tác giả của nhiều tựa sách bán chạy) được đánh giá là hữu ích cho các phụ huynh có con em nghiện sử dụng thiết bị điện tử.

TS Shimi Kang đưa ra hàng loạt dẫn chứng và phân tích khoa học về cách thức tác động của thiết bị công nghệ đến bộ não đang trong giai đoạn phát triển của trẻ. Sau đó, bà chỉ ra những tác động tiêu cực đến sức khỏe, hành vi và tính cách của trẻ.

Vĩnh Phúc cho giáo viên đạt IELTS từ 7.0 đi bồi dưỡng ở nước ngoài

Theo kế hoạch năm 2023, Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc dự kiến đưa 39 giáo viên Tiếng Anh bậc THPT đi bồi dưỡng 4 tuần tại Australia.

https://vtc.vn/nhieu-phu-huynh-dang-lo-con-khong-soi-tieng-viet-ar761141.html?gidzl=dNZcAR-WqWMQO-SgkBVQ1PLZxocklDq8ZJ3hTFxhZ5gDOkaX-RQF2TvekoB-jjm3YcAwAZCLxGGPkgJQ00

Lâm Ngọc / VTC News

Bạn có thể quan tâm