Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Nhiều nông dân trồng mắc ca theo... tin đồn

Thời gian qua nhiều nông dân trên địa bàn Gia Lai cũng tham gia phong trào trồng cây mắc ca. Trong đó, nhiều hộ phá bỏ vườn cà phê trồng mắc ca.

Theo ghi nhận của chúng tôi, thời gian qua nhiều nông dân ở Gia Lai cũng tham gia phong trào trồng cây mắc ca. Nhiều hộ phá bỏ vườn cà phê để trồng mắc ca do... nghe đồn mắc ca có giá trị gấp hàng chục lần cà phê, cao su.

Dẫn chúng tôi đi thăm vườn mắc ca đang vào giai đoạn ra hoa, chị Phạm Thành Chung (xã Nghĩa Hưng, huyện Chư Pảh) cho biết: “Một số cây đã bắt đầu cho thu bói vào năm ngoái, chúng tôi hái được 20 kg, chủ yếu dùng để làm quà, số còn lại bán cho các hộ dân với giá 100.000 đồng/kg, cũng chẳng biết họ mua hạt về làm giống hay sử dụng vào việc gì”.

Hạt mắc ca được bán tại một cửa hàng trên đường Nguyễn Văn Công, Q.Gò Vấp, TP.HCM.

Hạt mắc ca được bán tại một cửa hàng trên đường Nguyễn Văn Công, quận Gò Vấp, TP HCM.

Khi được hỏi về đầu ra lâu dài, chị Chung nói: “Thú thật đến giờ chúng tôi cũng chưa biết thế nào, chưa có đơn vị nào đứng ra nhận bao tiêu sản phẩm, ở Gia Lai cũng chưa có đại lý thu mua nào”. 

Theo chị Chung, do thấy trên Internet có giới thiệu về mắc ca với hiệu quả rất cao nên tìm mua giống về trồng vào năm 2011. Số lượng ban đầu hơn 300 cây, sau đó mở rộng diện tích thay thế cây trồng khác, đến nay đã có hơn 1.000 gốc mắc ca. 

Tương tự, ông Hoàng Văn Lan (thị trấn Kbang, huyện Kbang) cho biết sau khi trồng thử nghiệm 2ha mắc ca từ năm 2011, thấy cây này sinh trưởng tốt nên gia đình ông mở rộng diện tích, hiện lên tới gần 5ha.

Mắc ca đang sống thế nào trên đất Tây Nguyên?

Diện tích trồng mắc ca tại Tây Nguyên hiện chưa tới 2.000 ha trên khoảng 750.000 ha đất trồng cây công nghiệp của khu vực này.

http://tuoitre.vn/tin/kinh-te/20150407/nhieu-nong-dan-trong-mac-ca-theo-tin-don/730685.html

Theo Thái Bá Dũng/Tuổi Trẻ

Bạn có thể quan tâm