Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Nhiều người dùng điện thoại đến đêm vì sợ lỡ tin nhắn của sếp

Nhiều "cổ cồn trắng" tại đất nước tỷ dân mất ngủ vì áp lực và khối lượng công việc. Họ thậm chí dùng điện thoại đến nửa đêm để xử lý công việc và sợ bỏ lỡ tin nhắn từ sếp.

Nhân viên văn phòng mất ngủ vì áp lực công việc. Ảnh minh họa: Ảnh: Shutterstock.

Theo một khảo sát gần đây do nền tảng tuyển dụng 51Job thực hiện, cho thấy 80% nhân viên văn phòng tại Trung Quốc đang bị mất ngủ trầm trọng. Nguyên nhân chủ yếu đến từ áp lực và khối lượng công việc quá lớn.

Một lượng lớn những người tham gia khảo sát tiết lộ họ ngủ ít hơn 8 tiếng mỗi đêm, thời lượng ngủ dành cho người trưởng thành được Bộ Y tế khuyến nghị.

Hơn 57% số người được hỏi nói rằng họ vẫn sử dụng điện thoại thông minh sau nửa đêm, chủ yếu để xử lý các cuộc trò chuyện liên quan đến công việc và lo sợ bỏ sót các tin nhắn đến từ cấp trên.

50% cho biết họ không hài lòng với chất lượng giấc ngủ và luôn phải chật vật để tìm cách cho cơ thể thiếp đi.

Thời gian làm việc dài hơn 8 tiếng/ngày bị coi là bất hợp pháp tại Trung Quốc, nhưng văn hóa làm thêm giờ vẫn rất phổ biến tại nhiều công ty ở quốc gia này, theo Sixth Tone.

Một cuộc khảo sát do 51Job công bố vào năm 2022, cho thấy hơn 90% số người được hỏi đều đã làm việc ngoài giờ. Trong số đó, trung bình 60% phải làm thêm 1 giờ/ngày, vi phạm tiêu chuẩn quy định của luật lao động nước này.

"Tôi không thể phục hồi sau áp lực công việc. Chất lượng cuộc sống của tôi lẽ ra sẽ được cải thiện nhiều nếu tôi có một giấc ngủ ngon, nhưng tôi đã bị mất ngủ kéo dài", một người vừa nghỉ việc chia sẻ trên trang cá nhân.

Trước tình trạng này, không ít người đã tìm đến những cách nguy hiểm, liều lĩnh để khắc phục. Gần 90% số người được hỏi đã thử nhiều biện pháp khác nhau để ngủ ngon hơn, bao gồm tập thể dục, tắm, đọc sách và uống melatonin, một loại hormone điều hòa giấc ngủ.

Theo Global Times, melatonin là loại thuốc không cần kê đơn này dần trở nên phổ biến, thu hút giới trẻ. Ngoài đối tượng có nhu cầu, những người muốn bắt kịp xu hướng mới cũng muốn thử uống loại hormone này. Tuy nhiên, các tác dụng phụ thường gặp bao gồm chóng mặt, buồn nôn và nhức đầu.

Một báo cáo trước đó cũng chỉ ra ngày càng nhiều người Trung Quốc tìm đến dịch vụ "trò chuyện âu yếm" (pillow talk), nơi họ trả tiền để thuê người khác tâm sự cho đến khi thiếp đi.

Không chỉ riêng giới văn phòng, mất ngủ còn là tình trạng chung của nhiều người tại Trung Quốc. Tháng 3/2021, Hiệp hội Nghiên cứu Giấc ngủ Trung Quốc (CSRC) công bố có khoảng 300 triệu người ở quốc gia này gặp các vấn đề về giấc ngủ.

Lối sống ít vận động, sử dụng nhiều thiết bị điện tử và áp lực phải so bì, cạnh tranh để không bị tụt lại phía sau thường là nguyên nhân phổ biến khiến họ rơi vào trạng thái này.

Nỗi sợ phía sau làn sóng đàn ông đi hiến tinh trùng ở Trung Quốc

Việc Trung Quốc kêu gọi nam giới khỏe mạnh và sinh viên đại học đi hiến tinh trùng khiến nhiều người suy đoán rằng nguồn cung trong nước suy giảm và tỷ lệ vô sinh ở đàn ông tăng.

Sách chữa lành tại Việt Nam

Chia sẻ với Zing, đại diện FirstNews Trí Việt cho biết điểm chung của độc giả dòng sách chữa lành là người đã và đang chịu sự tổn thương mà không thể thoát ra được, hoặc không thể nói cùng ai. Lúc này, họ chọn sách chữa lành để vượt qua và phát triển bản thân. Còn đại diện truyền thông Huy Hoàng Books nhận định trước đây, độc giả thích đọc sách cuốn hút, kịch tính hoặc truyền tải thông điệp vĩ mô như nhân sinh, sắc tộc, thì giờ đây, những cuốn sách nhẹ nhàng, chữa lành tâm hồn dần có chỗ đứng riêng.

Mỹ Mỹ

Bạn có thể quan tâm