Khi mặt trời cao quá đỉnh đầu, hội Gầu Tào tan dần cũng là lúc những chàng trai người Mông khỏe mạnh hò reo, hợp sức giúp bạn... kéo vợ. Tiếng bước châm rầm rập, tiếng cười, tiếng khóc, tiếng thúc giục hò reo… rộn vang ở xã biên giới Pha Long, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai.
Gầu Tào là một lễ hội mang ý nghĩa cầu tự hoặc cầu an của người Mông vào dịp xuân về, Tết đến, vậy nên ngày hội này thu hút đông đảo những gia đình, cặp đôi trai gái, bạn bè tới dự.
Đến giữa trưa ngày mùng những chàng trai người Mông bắt đầu tiến hành kéo vợ. |
Suốt ba ngày hội, phụ nữ người Mông xúng xính diện trang phục truyền thống tới dự hội hoặc hẹn hò, hoặc chờ đợi bạn tình và quan trọng hơn là được người yêu kéo về làm dâu.
Cụ Tải Chấn Mủi (85 tuổi), người dân địa phương, cho biết không rõ tục kéo vợ có từ khi nào, chỉ biết từ khi sinh ra đã thấy có tục này.
Kéo vợ không phải là thích cô nào xinh đẹp, giỏi giang thì kéo, mà thường là những cặp đôi đã yêu nhau, hẹn hò với nhau từ trước. Ý nghĩa của tục kéo vợ là thể hiện sự danh giá của người phụ nữ, đồng thời thể hiện tình yêu mãnh liệt của người con trai giành cho người con gái người Mông.
Hai thanh niên người Mông tranh cãi nhau để kéo một cô gái về làm vợ. |
Vào ngày hội, chàng trai sẽ nhờ 5 đến 10 người bạn để kéo bạn tình. Trong quá trình kéo nếu làm cô gái sợ hãi, bật khóc hoặc chân tay bị trầy thì việc kéo vợ coi như thất bại, chàng trai sẽ phải hẹn năm sau. Điều đó, thể hiện sự tôn trọng người phụ nữ.
Tuy nhiên, ngày nay, tục kéo vợ cũng đang bị một số thanh niên lạm dụng, chọc ghẹo phụ nữ khiến ý nghĩa tốt đẹp của tập tục này ít nhiều bị giảm sút.