Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Nhiều địa phương từ chối nhận vaccine Covid-19

Bộ Y tế cho biết nhu cầu vaccine của các địa phương thay đổi liên tục, một số địa phương từ chối nhận vaccine.

Bệnh viện Quân y 175 tiêm chủng vaccine Covid-19 cho người dân TP.HCM. Ảnh: Duy Hiệu.

Theo thông tin từ Bộ Y tế tối 26/12, trong 24 giờ qua, số ca mắc Covid-19 mới được ghi nhận giảm trong thời gian gần đây với 163 trường hợp. Trong đó, ngày 25/12, giảm sâu với 71 ca mắc mới, thấp nhất trong khoảng hơn một năm qua. Kể từ đầu dịch đến nay, nước ta có 11.524.436 ca nhiễm, đứng thứ 13/230 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Về tình hình tiêm chủng, Bộ Y tế cho biết đến ngày 19/12, tổng số vaccine phòng Covid-19 đã tiếp nhận là 259.374.774 và được phân bổ toàn bộ với 183 đợt. Trong đó, vaccine cho người từ 12 tuổi trở lên là gần 238,84 triệu liều (viện trợ cho Lào 500.000 liều vaccine AstraZeneca); vaccine cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi là hơn 20,53 triệu liều.

Tuy nhiên, nhu cầu vaccine của các địa phương thay đổi liên tục. Một số địa phương không tiếp nhận số vaccine được phân bổ hoặc có văn bản đề nghị không nhận, điều chuyển vaccine trong khi tỷ lệ tiêm chủng mũi 3, mũi 4 cho người từ 18 tuổi trở lên, tiêm mũi 3 cho trẻ từ 12 đến dưới 18 tuổi còn thấp.

Các tỉnh có tỷ lệ tiêm mũi 3 cho người từ 18 tuổi trở lên dưới 70%: Hưng Yên, Bình Thuận, An Giang, Bình Phước, TP.HCM, Hải Phòng, Tây Ninh, Thừa Thiên Huế, Cao Bằng, Quảng Bình, Quảng Nam, Phú Yên, Bình Định, Đồng Tháp, Đồng Nai.

Các tỉnh có tỷ lệ tiêm mũi 4 cho người từ 18 tuổi trở lên dưới 70%: Đà Nẵng, Đồng Nai, Tây Ninh, TP.HCM, Bình Dương.

Một số tỉnh/ thành phố thời điểm tháng 10 có tỷ lệ tiêm chưa cao nhưng hiện tại tăng nhiều như Phú Thọ, Thừa Thiên Huế, Quảng Trị, Hậu Giang, An Giang, Lâm Đồng, Bạc Liêu...

Bộ Y tế cho hay dịch đang được kiểm soát nhưng các bệnh truyền nhiễm vẫn tiếp tục là một thách thức. Một số dịch bệnh lưu hành (sốt xuất huyết, cúm, cúm gia cầm...), kể cả có thể dự phòng bằng vaccine như sởi, bạch hầu..., chưa được kiểm soát hoàn toàn hoặc có nguy cơ quay trở lại. Một số dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, mới nổi có khả năng bùng phát và xâm nhập.

Dịch Covid-19 còn diễn biến khó lường do sự xuất hiện, tiến hóa của các biến thể mới dẫn đến miễn dịch giảm theo thời gian, xu hướng dịch khó dự báo.

Cơ quan này dự báo tình hình dịch bệnh sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp thời gian tới, tiềm ẩn nguy cơ bùng phát các làn sóng dịch bệnh do biến thể mới. Thời gian tới là dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán và mùa lễ hội, nhu cầu giao thương du lịch tăng cao, thời tiết chuyển mùa thay đổi bất thường. Đây là điều kiện thuận lợi cho các dịch bệnh truyền nhiễm lây lan, có thể gia tăng số mắc, nhất là với nhóm trẻ em có sức đề kháng yếu và người cao tuổi có bệnh lý nền, dễ mắc các bệnh truyền nhiễm.

Mục Sức khỏe giới thiệu cuốn Ăn gì không chết. Cuốn sách là một khảo cứu của bác sĩ Michael Greger sau khi ông xem xét tỉ mỉ 15 nguyên nhân hàng đầu dẫn đến chết trẻ ở Mỹ để giải thích tại sao can thiệp dinh dưỡng và lối sống có thể giúp ta khỏe mạnh hơn, ví dụ như mối liên hệ giữa thịt gà và ung thư tuyến tụy, hoặc bệnh tiểu đường và đậu.

Trào lưu 'chữa bệnh' cúm bằng hành tây trên TikTok bị phản đối

Nhiều clip trên mạng chia sẻ nước hành tây, được làm bằng cách đun sôi hoặc ngâm hành tây trong nước, có thể chữa cảm lạnh và cúm. Nhưng điều này là thiếu bằng chứng khoa học.

Phương Anh

Bạn có thể quan tâm