Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Nhiều đại gia thu hàng nghìn tỷ trong ngày chứng khoán đạt đỉnh 20 năm

Trong ngày hôm nay (2/4), khi thị trường chứng khoán Việt Nam vượt đỉnh lịch sử hơn 20 năm, nhiều đại gia đã thu về hàng nghìn tỷ đồng.

Cổ phiếu VIC của Tập đoàn Vingroup tiếp tục là đầu tàu, kéo chỉ số VN-Index của thị trường chứng khoán (TTCK) Việt phá đỉnh lịch sử trong hơn 20 năm qua. Cổ phiếu ROS của Công ty Cổ phần Xây dựng FLC Faros thì có hành trình đảo chiều đầy ngoạn mục từ giá sàn lên chạm đỉnh chỉ trong gần 15 phút, giúp ông chủ doanh nghiệp này gia tăng hàng nghìn tỷ đồng tài sản của mình.

Đại gia "tốp đầu" bỏ túi hàng nghìn tỷ trong một ngày

Tỷ phú Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vingroup, là đại gia có đà tăng tài sản mạnh nhất trong ngày hôm nay, từ tăng trưởng của cổ phiếu doanh nghiệp.

Với mức tăng 4,9% thị giá, tương đương 5.800 đồng/cổ phiếu, VIC phá đỉnh, đạt mốc 123.000 đồng/cổ phiếu, là thị giá cao nhất trong hơn 11 năm niêm yết trên sàn chứng khoán của cổ phiếu này. Mức tăng ấn tượng không chỉ giúp vốn hóa Vingroup tăng thêm 15.000 tỷ đồng, đạt gần 324.500 tỷ (xấp xỉ 4,29 tỷ USD), mà còn giúp ông chủ Phạm Nhật Vượng gia tăng thêm gần 4.200 tỷ đồng giá trị tài sản trên sàn chứng khoán.

dai gia chung khoan anh 1

Lượng cổ phiếu VIC ông Vượng đang nắm giữ có giá trị thị trường lên tới 89.048 tỷ đồng, tương đương 3,92 tỷ USD.

Trong phiên hôm nay, cổ phiếu ROS, nguồn đóng góp chính vào khối tài sản của ông Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FLC, có "hành trình" đảo chiều bất ngờ, từ giá sàn 125.600 đồng/cổ phiếu lên giá trần 144.400 đồng/cổ phiếu trong chưa đầy 15 phút. Chỉ tính riêng ROS đã giúp ông Trịnh Văn Quyết gia tăng tài sản 2.994 tỷ đồng.

Nhiều đại gia khác như nữ tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo, Tổng giám đốc Vietjet Air; bà Phạm Thu Hương, Phó chủ tịch VIngroup; ông Bùi Thành Nhơn, Chủ tịch Novaland… cũng kiếm thêm hàng trăm tỷ đồng từ cổ phiếu trong ngày.

TTCK vượt đỉnh hơn 20 năm

Trong phiên giao dịch buổi chiều, sự bùng nổ của các cổ phiếu vốn hóa lớn, đứng đầu là Vingroup, đã giúp VN-Index tăng một mạch 22,15 điểm (1,89%) lên ngưỡng 1.196,61 điểm, mức cao nhất trong hơn 20 năm hoạt động của TTCK Việt.

Chỉ số HNX cũng tăng thêm 2,64 điểm (1,99%), lên mức 135,09 điểm; UPCoM-Index tăng 0,24 điểm (0,39%), lên 60,9 điểm.

dai gia chung khoan anh 2
Tính từ đầu năm 2018, chỉ số VN-Index đã tăng hơn 200 điểm tương đương hơn 20%. Nguồn: VNdirect.

Nguyên nhân tăng mạnh của VN-Index đến từ các cổ phiếu bluechips như BVH (Tập đoàn Bảo Việt); VIC (Vingroup); VJC (Vietjet Air); MSN (Tập đoàn Masan) hay PLX (Petrolimex)... cùng nhóm chứng khoán và ngân hàng. Không ít cổ phiếu trong nhóm chứng khoán tăng kịch trần, như VCI (Chứng khoán Bản Việt); HCM (Chứng khoán TP.HCM); WSS (Chứng khoán Phố Wall)...

Sau khi soán ngôi Vinamilk trở thành doanh nghiệp có vốn hóa lớn nhất thị trường chứng khoán, VIC trở thành đầu tàu kéo chỉ số VN-Index đi lên.

Trong ngày thị trường tăng vượt đỉnh 1,89%, riêng VIC đã đóng góp tăng 0,453%. Cổ phiếu VCB (Vietcombank) đóng góp 0,382%; GAS (PV GAS) đóng góp 0,263%.

dai gia chung khoan anh 3
 

Đáng chú ý, VNM (Vinamilk) trong phiên này trở thành lực cản lớn nhất của chỉ số sàn TP.HCM, khi đà sụt giảm tác động tới 0,154% đà giảm của VN-Index. VRE (Vincom Retail) cũng làm giảm 0,071%; cổ phiếu HPG (Tập đoàn Hòa Phát) làm giảm 0,066%…

Thanh khoản toàn thị trường trong hôm nay đạt trên 296 triệu đơn vị cổ phiếu, tương ứng giá trị hơn 8.600 tỷ đồng.

Cổ phiếu được nước ngoài mua nhiều nhất hôm nay là SSI (Công ty Cổ phần Chứng khoán Sài Gòn), với khối lượng mua lên tới 1,19 triệu cổ phiếu. Lượng bán lớn khiến SSI trở thành cổ phiếu bị bán ròng 117,8 nghìn đơn vị. Trên UPCoM, POW (Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam) tiếp tục được nhà đầu tư ngoại rót nhiều tiền vào nhất, với tổng khối lượng mua lên tới 1,42 triệu đơn vị và khối lượng mua ròng hơn 765,5 nghìn đơn vị.

Tính chung tổng vốn hóa toàn thị trường trong ngày 2/4 đạt 3,474 triệu tỷ đồng, tương đương 153 tỷ USD.

Bán tài sản liên quan ông Trầm Bê, Sacombank cho bên mua trả góp 7 năm

Ngân hàng này chỉ nhận về 920 tỷ đồng tiền mặt trong tổng giá trị 9.200 tỷ đồng từ việc chuyển nhượng 3 khu đất có liên quan tới ông Trầm Bê. Số còn lại cho phép đối tác trả chậm.

Những cặp vợ chồng đại gia cùng nhau điều hành doanh nghiệp

Vingroup, Masan, IPPGroup hay Sovico… và nhiều doanh nghiệp, tập đoàn khác đã và đang do các cặp vợ chồng doanh nhân Việt xây dựng, quản lý và đang không ngừng phát triển.



Hoàng Thanh

Bạn có thể quan tâm