Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Nhiều cơ hội đầu tư bất động sản tại Tây Nam Bộ

Trong khi Đông Nam Bộ định hướng công nghiệp - dịch vụ đi đầu, Tây Nam Bộ lấy nông nghiệp - du lịch làm trọng điểm, phát triển đô thị kết hợp mảng xanh, bền vững.

Với những thay đổi này, Tây Nam Bộ được dự báo thu hút mạnh mẽ các nhà đầu tư có tầm nhìn, phục vụ nhu cầu phát triển đô thị, du lịch nghỉ dưỡng.

Định hướng phát triển Tây Nam Bộ

Chính phủ định hướng phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 với chủ trương phát triển từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp, sinh thái, bền vững.

Một số chỉ tiêu cụ thể đến năm 2030 là tăng trưởng bình quân giai đoạn 2021-2030 đạt 6,5-7%/năm. Quy mô nền kinh tế đến năm 2030 gấp 2-2,5 lần so với năm 2021. Tỷ lệ đô thị hóa đạt 42-48%.

Tay Nam Bo anh 1

Cần Thơ được lựa chọn trở thành “trái tim” của ĐBSCL.

Tây Nam Bộ đẩy mạnh cơ cấu lại kinh tế vùng theo hướng đổi mới, sáng tạo, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế ban đêm dựa trên hệ sinh thái, phù hợp với quy luật tự nhiên, đa dạng sinh học, văn hóa, con người vùng đồng bằng sông Cửu Long; phát triển từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp, sinh thái, bền vững.

Trong đó, Cần Thơ là trung tâm thương mại - dịch vụ của vùng, Kiên Giang là trung tâm kinh tế biển quốc gia; Hậu Giang, An Giang, Đồng Tháp... cũng được phân công chuyên canh cây trồng, thủy hải sản phù hợp.

Tay Nam Bo anh 2

Dự báo Tây Nam Bộ sớm trở thành vùng kinh tế trọng điểm.

Bên cạnh hoàn thành hệ thống đường bộ cao tốc kết nối vùng với vùng Đông Nam Bộ (8 tuyến cao tốc), hệ thống cảng biển và các cửa khẩu quốc tế; nâng cấp hệ thống quốc lộ chính yếu, các cầu; đầu tư hệ thống đường ven biển qua các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang... cũng cần gấp rút hoàn thiện.

Với sự quy hoạch đồng bộ ngay từ đầu trên quy mô 13 tỉnh thành, dự báo Tây Nam Bộ sớm trở thành vùng kinh tế trọng điểm, sôi động trong vài năm tới.

Nhiều cơ hội cho nhà đầu tư

Với mục tiêu hoàn thiện hạ tầng, làm bệ phóng cho phát triển kinh tế toàn vùng, những bước đi này đã mang đến làn sóng đầu tư mạnh mẽ từ nông nghiệp, du lịch. Giới đầu tư nhận định, ĐBSCL đáp ứng đủ “thiên thời, địa lợi, nhân hòa” để chuẩn bị bứt phá.

Chị Minh Thanh - chủ doanh nghiệp chế biến nông sản đã lên kế hoạch mở rộng sản xuất từ đầu năm 2022 tại Vị Thanh, Hậu Giang chia sẻ khi các tuyến cao tốc hoàn thành, việc vận chuyển hàng hóa tiết kiệm nhiều chi phí và thời gian, chất lượng phục vụ khách hàng ở các tỉnh ĐBSCL hay TP.HCM đều được nâng cao. Việc mở rộng sản xuất kinh doanh cần nắm bắt ngay thời điểm này để triển khai.

Tính đến năm 2021, ĐBSCL đóng góp 90% lượng gạo, 60-70% lượng thủy hải sản của cả nước.

Tây Nam Bộ chọn nông nghiệp và du lịch làm 2 lĩnh vực ưu tiên hàng đầu không đơn thuần là phát huy điểm mạnh vốn có, mà còn là quy hoạch tạo nên vị thế vững mạnh cho phía nam. Cụ thể, Đông Nam Bộ ưu tiên phát triển công nghiệp - dịch vụ thì Tây Nam Bộ được định hình nông nghiệp - du lịch tạo nên bức tranh kinh tế phía nam hoàn hảo và bền vững.

Riêng với thị trường BĐS, Tây Nam Bộ thu hút ngày càng nhiều nhà đầu tư bởi lợi thế về dư địa tăng giá còn khá nhiều.

Anh Trương Sáu, TP.HCM, có kế hoạch về lại quê Hậu Giang đầu tư khi nhận thấy sức bật mạnh mẽ tại khu vực. “Việc đầu tư vẫn phải tính trên tỷ suất sinh lời, bỏ ra 10 triệu đồng lợi nhuận 3 triệu đồng vẫn tốt hơn bỏ ra 1 tỷ nhưng lợi nhuận chỉ 100 triệu đồng. Muốn có tỷ suất tốt theo mình cần cân nhắc những nơi dân cư hiện hữu nhưng giá đất vẫn còn mềm hoặc những dự án được quy hoạch bài bản nhiều tiện ích, tiềm năng tăng giá trị sẽ cao hơn”, anh cho biết.

Lựa chọn các dự án quy hoạch bài bản vẫn là ưu tiên, vì gia đình anh có thể ở hoặc cho thuê với mức giá cao hơn các nơi khác. Anh đang tham khảo khu biệt thự và nhà phố view sông của một dự án tại Vị Thanh được xây dựng theo phong cách Italy với 3 mặt “cận thủy”, anh Sáu chia sẻ thêm.

Tay Nam Bo anh 3

Phối cảnh dự án khu đô thị The Venice City với 3 mặt “cận thủy” tại Vị Thanh, Hậu Giang.

Ông Phan Hoài Nam - Trưởng bộ phận nghiên cứu thị trường một doanh nghiệp BĐS tại TP.HCM nhận định, với định hướng phát triển khu Tây Nam Bộ một cách quyết liệt và nhanh chóng như hiện tại, có thể dự báo tương lai về làn sóng di cư từ phía tây lên Đông Nam Bộ sẽ giảm dần, và lựa chọn Cần Thơ thay vì TP.HCM. Khu vực cũng thu hút cư dân từ các tỉnh thành trên cả nước về lập nghiệp. Sự gia tăng dân số kéo theo sự phát triển kinh tế và nhu cầu về BĐS, kéo giá địa ốc tăng theo.

Theo đó, giá đất tại các tỉnh Tây Nam Bộ đã tăng 5-10% so với đầu năm 2022. Tuy nhiên, nhìn chung mức giá hiện tại vẫn còn khá hấp dẫn với người dân và nhà đầu tư.

Giang Minh Khánh

Bạn có thể quan tâm