Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Nhật từng tính chuyện sơ tán thủ đô Tokyo

Sau khi thảm họa động đất kèm theo sóng thần phá hủy các lò phản ứng ở nhà máy điện hạt nhân Fukushima, giới chức Nhật Bản đã từng tính đến chuyện sơ tán thủ đô Tokyo, dù vẫn kêu gọi người dân bình tĩnh.

Nhật từng tính chuyện sơ tán thủ đô Tokyo

Sau khi thảm họa động đất kèm theo sóng thần phá hủy các lò phản ứng ở nhà máy điện hạt nhân Fukushima, giới chức Nhật Bản đã từng tính đến chuyện sơ tán thủ đô Tokyo, dù vẫn kêu gọi người dân bình tĩnh.

>>Động đất, sóng thần ở Nhật Bản

Đã gần một năm kể từ ngày thảm họa kép tàn phá xứ sở hoa anh đào, cuộc sống của người dân Nhật Bản dù còn nhiều khó khăn, đã dần đi vào ổn định, nhưng những bí mật về quãng thời gian chống chọi với đại thảm họa vẫn khiến người ta giật mình kinh hãi.

Khi thảm họa hạt nhân tồi tệ nhất kể từ 25 năm trở lại đây xảy ra trên đất nước Mặt trời mọc, nó đã reo rắc nỗi sợ hãi vào nhân loại, đặc biệt là những người dân sống ở đất nước từng 2 lần bị dội bom nguyên tử. Thế nhưng, người ta vẫn không khỏi toát mồ hôi khi biết rằng, các quan chức Nhật Bản từng tính chuyện sơ tán người dân ở thành phố Tokyo sau khi thảm họa xảy ra.

Tokyo suýt phải sơ tán vì phóng xạ từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima.

Gần một năm sau đại thảm họa, bản báo cáo được tổng kết dựa trên hàng trăm cuộc phỏng vấn đối với các nhà lập pháp, nhà quản lý, công nhân nhà máy…, đã giúp làm sáng tỏ những nghi vấn về phản ứng của chính phủ ngay sau khi xảy ra thảm họa.

Và điều đáng sợ nhất mà bản báo cáo tiết lộ chính là việc các nhà chức trách chuẩn bị sẵn phương án di rời thành phố Tokyo, bởi lo ngại ảnh hưởng phóng xạ trong khi vẫn cam kết với hàng chục triệu người dân rằng mọi việc đều vẫn trong tầm kiểm soát. Trong bản báo cáo, các quan chức được phỏng vấn tiết lộ, họ phải vật lộn với khả năng xảy ra “phản ứng dây chuyền ma quỷ”, nếu như nhà máy Fukushima bị phá hủy và số phóng xạ thoát ra từ các lò phản ứng sẽ buộc họ phải tiến hành sơ tán một trong những đô thị đông dân nhất thế giới, thành phố Tokyo.

Đó là điều kinh hoàng ngoài sức tưởng tượng khi thành phố rực rỡ sắc màu bậc nhất thế giới, nơi cư trú của gần 40 triệu người thành một đô thị ma khổng lồ. Và chuyện gì sẽ đến khi số người đông đúc đó lũ lượt kéo nhau rời khỏi thủ đô trong khi cơ sở hạ tầng của thành phố như sân bay, đường sắt đều bị đóng của vì đại thảm họa. Các tuyến đường dẫn vào thành phố đều tắc nghẽn trong khi làn đường đi ra còn đông hơn thế. Và cũng những con đường đó sẽ phải đưa gần 40 triệu thường dân sơ tán nếu như thảm họa hạt nhân ập xuống. Ngày 11/3 là một ngày vô cùng khó khăn nhưng những gì mà nó gây ra mới thực sự là cơn ác mộng không chỉ ở Tokyo.

Tuy nhiên, chính phủ Nhật Bản đã quyết định không thông báo về những gì mà nước Nhật đang phải đối mặt với người dân qua các phương tiện truyền thông đại chúng để tránh hoảng loạn. Điều đó đã được đánh giá là sáng suốt khi thảm hoạt ở nhà máy điện Fukushima được khống chế. Ngoài ra, bản báo cáo cũng cho thấy công lao của cựu Thủ tướng Naoto Kan, người vừa từ chức hồi năm ngoái vì những chỉ trích trong việc giải quyết thảm họa sóng thần, khi ông yêu cầu TEPCO tiếp tục bám trụ nhà máy điện hạt nhân Fukushima để giải quyết tình hình.

Bản báo cáo cho biết, TEPCO dự định rút toàn bộ nhân viên khỏi Fukushima, động thái có thể khiến nhà máy bị hư hại hoàn toàn nhưng có mặt tại văn phòng điều hành của Công ty điện lực Tokyo, Thủ tướng Kan đã yêu cầu các công nhân buộc phải bám trụ. Theo đó, nhóm Fukushima 50 đã được thành lập để liều mình lao vào vùng phóng xạ kiểm soát sự tan chảy của các thanh nhiên liệu. Họ được vinh danh là những anh hùng của nước Nhật và cũng chính là những người giúp thế giới không phải chứng kiến thảm họa Chernobyl thứ hai trên Xứ sở hoa Anh Đào.

Trịnh Duy

Theo Infonet.vn

Trịnh Duy

Theo Infonet.vn

Bạn có thể quan tâm