Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Nhật Bản điều quân, Trung Quốc lo 'tái mặt'

Lực lượng phòng vệ (SDF) của Nhật Bản đang được lên kế hoạch triển khai ở những vùng hải đảo xa xôi để sẵn sàng phối hợp tập trận với Mỹ. Trung Quốc cho rằng, đó chỉ là cái cớ để Nhật đưa quân ra Senkaku.

Nhật Bản điều quân, Trung Quốc lo 'tái mặt'

Lực lượng phòng vệ (SDF) của Nhật Bản đang được lên kế hoạch triển khai ở những vùng hải đảo xa xôi để sẵn sàng phối hợp tập trận với Mỹ. Trung Quốc cho rằng, đó chỉ là cái cớ để Nhật đưa quân ra Senkaku.

 

 Nhật - Mỹ tập trận phối hợp với kịch bản tái chiếm đảo.

Trong Sách trắng quốc phòng mà chính phủ Nhật mới công bố, SDF sẽ được giao nhiệm vụ phối hợp với các lực lượng quân sự của Mỹ để tái chiếm các vùng lãnh thổ, các hòn đảo thuộc chủ quyền của Nhật Bản. Giới phân tích quân sự cho rằng thực tế đây chỉ là một bước chuẩn bị mới nhằm tăng cường khả năng bảo vệ quần đảo Senkaku (Trung Quốc gọi là Điếu Ngư).

Ngay lập tức, tuyên bố này của Nhật Bản đã khiến Trung Quốc “rung chuông báo động”. "Trong những năm gần đây, phía Nhật Bản đã luôn lớn tiếng thổi phồng cái gọi là “Mối đe dọa Trung Quốc” và tự tạo ra những sự căng thẳng một cách có chủ ý", bà Hoa Xuân Oánh, phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói trong một tuyên bố mới đây đồng thời “khẳng định” Trung Quốc luôn minh bạch trong các quyết định quân sự chiến lược và không thể hiện sự đe dọa đến bất kỳ quốc gia nào.

Trong chuyến thăm Philippines hôm 27/6, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Itsunori Onodera tuyên bố sẽ giúp Philippines bảo vệ “các đảo xa”. Theo hãng tin AFP, ông Itsunori Onodera khẳng định những tuyên bố chủ quyền gây tranh cãi của Trung Quốc đối với gần như toàn bộ biển Đông, cũng như vấn đề tranh chấp lãnh thổ của Trung Quốc với Nhật tại biển Hoa Đông đã được các quan chức cấp cao hai nước bàn thảo tại Manila.

Trong một phát biểu hồi tháng 2/2013, Bộ trưởng ngoại giao Philippines Albert del Rosario từng nói rằng nước này đang chuẩn bị nhận 10 tàu tuần tra mới từ Nhật trong vòng 18 tháng tới. Trước đó, trả lời tờ Financial Times tháng 12/2012, ông Del Rosario khẳng định một Nhật Bản được tái vũ trang sẽ giúp khu vực cân bằng cán cân với Trung Quốc.

Trước sự tăng trưởng chóng mặt trong chi tiêu quốc phòng của Trung Quốc, và mối quan hệ Nhật – Trung có xu hướng xấu đi do tranh chấp chủ quyền và thù hằn lịch sử, đảng cầm quyền LDP của Nhật Bản vừa đề xuất cải cách toàn diện các lực lượng vũ trang nước này để chuẩn bị cho khả năng xảy ra giao tranh với nước khác.

Công cuộc hiện đại hóa sẽ tập trung vào nhiệm vụ thành lập Quân đoàn thủy quân lục chiến, tăng cường tính hiệu quả của hệ thống phòng thủ tên lửa và phòng không cũng như trang bị cho quân đội và hải quân các vũ khí hiện đại tấn công các căn cứ hải quân của kẻ thù.

 

Chính phủ Nhật Bản đã tăng chi tiêu cho ngành công nghiệp quân sự tập trung chủ yếu và thay đổi vũ khí cho không quân. Chính phủ Nhật dự định sẽ cải tiến tiêm kích F-35 tiên tiến của Mỹ bằng cách trang bị thêm vũ khí tấn công trực tiếp đồng loạt JDAM, giúp tăng độ chính xác cho các cuộc không kích.

Ngoài ra, Nhật Bản dự định đến năm 2014 sẽ tiến hành thử nghiệm máy bay chiến đấu “tàng hình” đầu tiên của nước này. Nhật đã đầu tư 470 triệu USD để chế tạo máy bay tàng hình. Dự án này được tập đoàn Mitsubishi bắt đầu vào năm 2009. Máy  bay tàng hình đầu tiên của quân đội Nhật Bản sẽ có tên gọi “Sin-sin” và sẽ sử dụng công nghệ tàng hình của Mỹ.

Theo Infonet 

Theo Infonet 

Bạn có thể quan tâm