Một cô gái 23 tuổi đã giành chiến thắng cuộc thi về kỹ năng mặc quần áo cho người chết, được tổ chức trong khuôn khổ triển lãm công nghiệp tang lễ Nhật Bản 2017.
Theo Thần đạo (tín ngưỡng và tôn giáo của Nhật Bản), linh hồn sau khi chết không được tinh sạch. Quá trình mặc trang phục cho người chết, thường chỉ được tiến hành trước mặt những người thân của người quá cố, sẽ tẩy sạch linh hồn này trước khi họ bước vào "thế giới bên kia".
"Tôi luyện tập mỗi ngày để chuẩn bị cho cuộc thi", cô Rino Terai chia sẻ sau khi chiến thắng 3 đối thủ trong vòng chung kết. "Tôi cải thiện kỹ năng bằng cách quay video và tự hỏi: 'Trông đã đẹp chưa? Liệu mình đã đối xử tử tế với người đã khuất chưa?'"
Thí sinh cầu nguyện trước khi bắt tay thực hiện phần thi. Mặc trang phục cho người chết là một nghi lễ cổ xưa của đất nước Mặt trời mọc.
Theo Kimura Kouki, giám đốc Học viện Okuribito, nhu cầu về những người làm nghề mặc trang phục cho người chết ngày một tăng cao trong xã hội đang già hóa của Nhật Bản.
"Khoảng 2.000 người đang làm công việc này, nhưng kỹ năng của họ rất khác nhau", Kouki cho biết. "Tôi hy vọng cuộc thi là một dịp để những người này nâng cao kỹ năng của họ".
Trong vòng chung kết, trên nền nhạc tang lễ chầm chậm, 4 thí sinh thực hiện nghi lễ mặc trang phục cho 4 tình nguyện viên được đặt nằm trên đệm. Ban giám khảo gồm 3 thành viên.
Thí sinh và tình nguyện viên cúi chào khán giả sau khi kết thúc phần thi. Tiêu chí đánh giá thí sinh dựa trên sự trang nhã của cử động và khả năng mặc trang phục mà không để lộ quá nhiều da của cơ thể người mẫu.
"Chuyển động tay của họ thực sự rất đẹp", một khán giả trầm trồ sau khi theo dõi cuộc thi. Trong ảnh, giám khảo đang kiểm tra một người mẫu đã được mặc trang phục.
Các sản phẩm trưng bày ở hội chợ về tang lễ ở Hong Kong như quan tài bằng mây tre, bình đựng tro cốt có khuôn mặt người đã khuất cho thấy triển vọng mới của ngành này tại châu Á.
Các dịch vụ cho thuê nhà sư nở rộ khi nhiều người Nhật ngày càng xa rời các ngôi chùa địa phương nhưng nó cũng làm dấy lên nhiều tranh cãi về sự thương mại hóa tôn giáo.