Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Mini Magazine

Nhạc sĩ Đằng Phương kể chuyện rời showbiz để kinh doanh đồng hồ

Nhạc sĩ Đằng Phương - người quản lý đã đặt nền móng thành công cho Đông Nhi, Hari Won, Jang Mi ví quan hệ nghệ sĩ - người hâm mộ như "khách hàng là thượng đế" trong kinh doanh.

Gắn liền với tên tuổi của các nghệ sĩ thành danh như Đông Nhi, Hari Won, Jang Mi, nhạc sĩ Đằng Phương đã có những chia sẻ về mối quan hệ giữa nghệ sĩ và người hâm mộ, cũng như hành trình rời showbiz để kinh doanh đồng hồ của anh.

"Nghệ sĩ được nuôi bởi khán giả"

- Qua sự việc ồn ào khi nghệ sĩ đáp trả fan, anh nhận định thế nào về mối quan hệ giữa ca sĩ - fan?

- Năm ngoái, khi vụ tranh luận khán giả có nuôi nghệ sĩ không nổ ra, tôi cũng từng chia sẻ quan điểm về vấn đề này. Chưa nói nguyên nhân sự việc, chỉ nói với góc nhìn là một người đứng ở trung lập, tôi nghĩ đây là hành động không nên làm, nhất là với vị trí một ca sĩ hàng đầu.

Việc cả hai bên lên tiếng không giải quyết được vấn đề, mà chỉ tạo ra khe hở để antifan công kích mà thôi. Và sự thật đúng là như vậy.

Posedius anh 1

- Quan điểm của anh là fan chính là cốt lõi tạo nên thành công của một nghệ sĩ?

- Với tất cả ca sĩ tôi từng quản lý như Hari Won hay Jang Mi, tôi luôn nhắc nhở họ rằng fan là nền tảng của bất kỳ nghệ sĩ nào. Điều quan trọng nhất với nghệ sĩ là phải biết ơn và tôn trọng fan, không đáp trả qua lại với người hâm mộ.

Nghệ sĩ được nuôi bởi khán giả, tương tự như việc khách hàng nuôi một thương hiệu, ở đây tôi đang nói trên góc độ kinh doanh. Do đó, nghệ sĩ không nên tranh cãi với khán giả, dù với bất cứ lý do gì.

- So sánh tình cảm của fan và nghệ sĩ với hoạt động kinh doanh kiếm lời, anh có nghĩ mình quá thực dụng?

- Tôi chỉ đơn thuần nhìn theo góc nhìn kinh doanh. Nghệ sĩ như một thương hiệu, khán giả như user - những người sử dụng dịch vụ. Và dù ở bất kỳ ngành kinh doanh nào, "khách hàng là thượng đế" cũng là tôn chỉ được đặt lên hàng đầu, nghệ sĩ cũng không phải là ngoại lệ. Thậm chí, nghệ sĩ còn phải trân trọng mối quan hệ nhiều hơn nữa, vì fan cho nghệ sĩ nhiều giá trị vô hình như tình cảm, sự trân trọng và công sức trong công cuộc hỗ trợ sự nghiệp mà nghệ sĩ cần mang ơn.

Tôi không phủ nhận quan hệ giữa fan và nghệ sĩ mang nặng tình cảm. Nhưng chúng ta vẫn phải nhìn nhận rõ mối quan hệ này được xây dựng trên nền tảng gì. Trên hết, mối quan hệ giữa fan và nghệ sĩ là nhu cầu trao đổi qua lại, đó là vấn đề thực tế. Chỉ khi quá trình trao đổi này diễn ra tốt đẹp, từ đó mới tạo nên kết nối tình cảm bên ngoài giá trị kinh doanh.

Fan còn mang lại cho nghệ sĩ nhiều hơn những giá trị về mặt kinh doanh, kinh tế. Đó có thể là những quà tặng, lượt bình chọn, những lần ủng hộ khi biểu diễn, những giá trị vô hình này không còn thuộc về lĩnh vực kinh doanh, mà là sự cho - nhận.

Khi "con buôn nghệ thuật" khởi nghiệp kinh doanh

- Từng làm nhạc sĩ và quản lý nghệ sĩ, dường như anh lại có cái nhìn lạnh và lý trí của dân kinh doanh - điều khó thấy được ở những người xuất thân từ môi trường nghệ thuật?

- Trước đây, tôi không biết gì về kinh doanh. Khi quyết định làm việc cùng Đông Nhi, tôi lao vào học, mua rất nhiều sách về kinh doanh, marketing, quảng cáo... rồi đúc kết ra mô hình phù hợp cho nghệ sĩ của mình. Từ những năm tháng đó, tôi nảy sinh đam mê lớn với lĩnh vực kinh doanh, thậm chí tôi tự gọi mình là một "con buôn nghệ thuật" (cười).

Posedius anh 2

- Từng là quản lý của ca sĩ Đông Nhi, Hari Won, Jang Mi, anh được xem là mát tay ở showbiz. Để có được vị thế này cũng mất nhiều năm và công sức, anh không tiếc nuối khi từ bỏ công việc và danh tiếng này sao?

- Tôi cảm thấy môi trường showbiz hiện tại không còn phù hợp với tôi nữa. Hàng ngày lên mạng đọc thấy nhiều tin tức tiêu cực liên quan đến nghệ sĩ, tôi cảm thấy buồn. 15 năm trước, nghệ sĩ đơn thuần tập trung vào những sản phẩm âm nhạc.

Bây giờ, với sự phát triển của các nền tảng mạng xã hội, nghệ sĩ có thêm nhiều cách tiếp cận khán giả hơn. Họ không ngần ngại tung những chiêu trò để có được sự chú ý của khán giả. Điều này vô hình trung khiến hình ảnh nghệ sĩ trong mắt khán giả suy giảm trầm trọng. Có lẽ tôi cần thời gian để thay đổi tư duy bản thân để phù hợp "thời đại", bởi dù sao tôi vẫn rất yêu âm nhạc.

Thực ra, hoạt động quản lý nghệ sĩ vốn cũng là một mô hình kinh doanh, nhưng tôi muốn rẽ hướng vì cảm thấy bản thân ở trong showbiz hơn 10 năm, đã lâu tới mức đánh mất động lực và sự hứng thú với công việc. Tôi không nói mình sẽ rời xa showbiz hoàn toàn, nhưng tôi muốn mình "xả hơi" vài năm. Chuyển qua lĩnh vực kinh doanh đồng hồ là cách để tôi cho mình một khoảng nghỉ, khi nào thích hợp và gặp người có duyên, có thể tôi sẽ trở lại với công việc trong showbiz.

- Đâu là vấn đề khó khăn nhất khi chuyển sang làm kinh doanh đơn thuần, không dính dáng showbiz?

- Điều khó khăn nhất khi chuyển sang kinh doanh là phải tách được con người nghệ sĩ ra khỏi cuộc sống thường ngày. Tôi vốn có đam mê âm nhạc rất lớn và đã học trường nhạc hẳn hoi, mà bạn biết đấy, nghệ sĩ có những lúc đột nhiên không còn cảm hứng là không làm được việc.

Sang kinh doanh, tôi tự nhắc mình không được làm việc theo cảm xúc, khi làm việc gì tôi phải hoàn thành theo đúng kế hoạch, không được sai lệch. Tôi phải thay đổi đến 70% tính cách vốn có của mình.

Khi ở trong showbiz, các mối quan hệ và công việc luôn có phần nặng tình cảm. Còn trong kinh doanh, cơ bản quan hệ giữa người bán và người mua là thuận mua vừa bán, nên đối mặt với khách hàng trong kinh doanh đơn giản hơn đối mặt với nghệ sĩ và showbiz.

- Anh tính toán những gì khi quyết định chọn mặt hàng đồng hồ để khởi nghiệp kinh doanh?

- Đồng hồ liên quan khá nhiều đến nghệ thuật và sự sáng tạo. Và tôi thích những gì tỉ mỉ và sáng tạo. Tôi sưu tập khá nhiều và nhận ra trên thị trường Việt Nam chưa có nhiều thương hiệu Việt đáp ứng đủ yêu cầu của tôi về đồng hồ. Do đó, tôi quyết định lập thương hiệu riêng để thỏa mãn sở thích, đồng thời tạo ra sản phẩm chất lượng cho người Việt.

Có nhiều khó khăn khi khởi nghiệp một thương hiệu đồng hồ ở Việt Nam. Nhiều người hỏi tôi vì sao sản phẩm của tôi lại đắt bằng, thậm chí có loại còn nhỉnh hơn đồng hồ của Nhật. Tôi nói thật, Việt Nam chưa có đủ nền tảng kỹ thuật để gia công mọi chi tiết trong một chiếc đồng hồ, nên tôi đành dừng ở bước thiết kế và lắp ráp tại Việt Nam, còn linh kiện phải đặt gia công ở nước ngoài.

Đồng hồ Posedius của tôi toàn bộ được gia công, lắp ráp bằng tay, hơn nữa linh kiện máy được nhập từ Nhật về. Việc này khiến thành phẩm không thể rẻ hơn một chiếc đồng hồ được sản xuất số lượng rất lớn bằng quy trình máy móc khổng lồ ở nơi có ngành công nghiệp phát triển như Nhật Bản. Do vậy, bán đồng hồ với giá ngang bằng đồng hồ Nhật đã là nỗ lực rất lớn của tôi và thương hiệu.

Tôi luôn tin rằng một chiếc đồng hồ gồm phần linh hồn và phần trái tim. Trong đó, trái tim là linh kiện máy móc, vốn được nhập từ Nhật về để đảm bảo chất lượng về mặt kỹ thuật. Còn lại, linh hồn của chiếc đồng hồ gồm thiết kế, ý tưởng, ý nghĩa và mục đích xuất hiện trên thị trường đều hướng tới người Việt, tôn vinh văn hóa Việt. Khi linh hồn thuần Việt, thì bạn hoặc sản phẩm của bạn, vẫn luôn thuần Việt.

Tự hào khi sản xuất được đồng hồ phức tạp

- Điều gì khiến anh tự tin rằng thương hiệu của mình có thể cạnh tranh với các thương hiệu đến từ nước ngoài?

- Với mức giá dao động 2-10 triệu đồng, sản phẩm của tôi hướng đến nhiều đối tượng, từ sinh viên đến những nhân viên văn phòng có mức lương ổn định. Tôi cố gắng mở rộng nhiều sản phẩm để mở rộng phân khúc khách hàng, trở thành thương hiệu đáng xem xét với số đông người Việt.

Để cạnh tranh trên thị trường, tôi cho rằng sản phẩm của tôi có lợi thế về mặt chăm sóc khách hàng. Nếu khách hàng mua đồng hồ của thương hiệu nước ngoài, họ không thể có nhiều hậu mãi như khi mua Posedius. Tôi mở rộng dịch vụ bảo hành, kể cả khách hàng ở tỉnh, tôi cũng cử nhân viên tới tận nơi nhận đồng hồ để mang về bảo hành. Ngoài ra, thương hiệu chấp nhận thanh toán COD, cho khách kiểm tra trước, hài lòng với sản phẩm mới trả tiền. Rõ ràng khách hàng không thể làm như vậy với các thương hiệu nước ngoài.

Thứ hai, tôi đẩy mạnh các bộ sưu tập đặc biệt, chẳng hạn thiết kế mặt đồng hồ lấy cảm hứng từ họa tiết trống đồng Đông Sơn, với mong muốn người Việt có thể mang trên tay những giá trị văn hóa, niềm tự hào về lịch sử nước nhà. Giá trị văn hóa và thẩm mỹ đậm đà bản sắc dân tộc là điều tôi hướng đến.

Đương nhiên khách hàng vẫn có thể mua được đồng hồ hình trống đồng ở các thương hiệu quốc tế, nhưng sẽ phải bỏ ra rất nhiều tiền, có khi cả trăm triệu. Nhưng ở Posedius, sản phẩm như vậy chỉ có giá trên dưới chục triệu, hơn nữa lại được làm ra từ lòng tự hào, tâm huyết của một người con Việt Nam. Đó là giá trị cạnh tranh độc quyền của tôi và thương hiệu.

- Nhưng khách hàng vẫn sẽ quan tâm đến chất lượng sản phẩm hơn là các vấn đề về hình thức chứ, đúng không?

- Hiện nay, tôi có rất nhiều đơn hàng bán ra quốc tế, từ Canada đến Mỹ, Australia, Đài Loan (Trung Quốc)... tất cả đều bán cho khách hàng Việt ở nước ngoài. Tương lai, tôi muốn mình có thể đường đường chính chính xuất khẩu đồng hồ ra nước ngoài, để khách hàng khắp nơi biết rằng Việt Nam cũng có một thương hiệu đồng hồ chất lượng. Tôi mong thương hiệu do mình làm chủ có thể vươn tầm quốc tế, để chiếc đồng hồ mang linh hồn người Việt đứng vững trên thị trường quốc tế.

Tôi tự hào thương hiệu do tôi làm chủ đã có thể làm ra những chiếc đồng hồ cầu kỳ mà có lẽ nhiều người cho rằng chỉ có thể xuất hiện ở các thương hiệu nước ngoài.

Chẳng hạn, Posedius là hãng đầu tiên ở Việt Nam sản xuất đồng hồ cơ học tự động, tức là đồng hồ không cần dùng pin với những chi tiết cơ khí phức tạp. Chúng tôi còn có cả đồng hồ đo được lịch mặt trăng, người dùng có thể xem được trăng tròn và trăng khuyết, từ đó biết được ngày rằm, lịch âm. Lịch âm là “đặc sản” của văn hóa phương Đông nói chung và Việt Nam nói riêng, tôi muốn sản phẩm của Posedius có những nét đặc sắc như thế.

Những loại đồng hồ kể trên khách hàng có thể tìm thấy ở thương hiệu nước ngoài, đương nhiên, nhưng giá của chúng sẽ cao hơn khá nhiều nếu so với mặt bằng chung sản phẩm của tôi.

Posedius anh 10

- Vậy còn vấn đề lời lãi thì sao?

- Chắc chắn tôi không có lời từ những sản phẩm đó, vì chi phí đầu tư cho linh kiện rất cao. Nhưng tôi vẫn phải làm, để xây dựng danh tiếng và uy tín của thương hiệu. Nếu tôi đã làm được những sản phẩm phức tạp thế này, thì chứng tỏ sản phẩm ở mức đơn giản của thương hiệu cũng ở mức tiêu chuẩn tốt nhất.

Từ trước tới nay, tôi không bao giờ nói về việc sản xuất dòng sản phẩm này không lãi hay bán sản phẩm kia sẽ lỗ. Khách hàng không quan tâm, họ chỉ quan tâm sản phẩm có tốt hay không, có độ cạnh tranh không. Họ không muốn nghe nhà sản xuất than thở. Và đó cũng không phải tính cách của tôi, tôi luôn nhắc nhở bản thân rằng nếu khó quá thì đừng làm, còn khi đã quyết tâm làm thì đừng than (cười).

Thương hiệu đồng hồ Posedius

Website: https://posedius.vn/

Fanpage: https://www.facebook.com/posedius.official/

Khi sieu nhan lam bo hinh anh

Khi siêu nhân làm bố

0

"Ultraman: Rising" thu hút người xem với một câu chuyện giàu cảm xúc xen lẫn hài hước. Tác phẩm duy trì thứ hạng ấn tượng sau nhiều tuần ra mắt trên nền tảng trực tuyến.

Giang Trân Nguyên

Bình luận

Bạn có thể quan tâm