Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Nhà vô địch thế giới Vovinam bán dừa, làm thợ may

Hơn 20 năm gắn bó với Võ dân tộc (Vovinam), võ sư, “nữ hoàng Vovinam” Phạm Thị Phượng xem việc được tham dự SEA Games là một nấc thang quan trọng trong cả cuộc đời.

Nhà vô địch thế giới Vovinam bán dừa, làm thợ may

Hơn 20 năm gắn bó với Võ dân tộc (Vovinam), võ sư, “nữ hoàng Vovinam” Phạm Thị Phượng xem việc được tham dự SEA Games là một nấc thang quan trọng trong cả cuộc đời.

>> Cặp CĐV ‘ngông’ và ‘chịu chơi’ nhất Việt Nam
>> Patin Việt Nam nuôi mộng HCV SEA Games 26
>> Tiến Minh có hy vọng giành HCV SEA Games 26

Ghé tiệm may nho nhỏ trên đường Chánh Hưng (Quận 8) sẽ không khó để gặp cô thợ may nhỏ nhắn, hiền lành và rất vui vẻ - Phạm Thị Phượng. Ít ai biết cô gái đang miệt mài trên bàn máy may kia lại là một trong những nữ võ sĩ hàng đầu của làng Vovinam VN. Dân trong nghề vẫn đặt cho chị danh hiệu “nữ hoàng Vovinam”.

Phóng sự về Phạm Thị Phượng của Thanh niên TV Online

Ngoài công việc của một thợ may, Phạm Thị Phượng từng phụ giúp bán dừa cho người anh trai vào mỗi buổi sáng sớm. Mặc dù vất vả với bài toán mưu sinh, nhưng chưa một lần chị có ý nghĩ từ bỏ Vovinam.

Học võ vì hay bị .... “ăn hiếp”

"Hồi nhỏ tôi nhút nhát, lại hay bị bạn bè ăn hiếp nên có ý định học võ để mình cứng rắn hơn. Dường như tôi và Vovinam có duyên với nhau thì phải", Phạm Thị Phượng nói. Cái duyên của Phượng bắt đầu từ năm 1988 khi Vovinam được đưa vào chương trình thể dục tại Trường THCS Chánh Hưng (quận 8), nơi Phượng học. Những đòn thế đẹp mắt khiến chị mê Vovinam lúc nào không biết. Sau một năm học võ, gia đình cứ ngỡ chị học thể dục nên không quan tâm. Mãi đến khi Phượng đoạt thủ khoa trong kỳ thi lên đai, mang đai về khoe, lúc đo cả nhà mới... té ngửa.

Cũng vì lần đó, Phượng không những nhận được sự đồng ý từ phía gia đình, mà còn hưởng ứng đi học Vovinam cùng Phượng. Là con thứ bảy trong gia đình có mười người con, Phượng là người đầu tiên theo đuổi Vovinam và là người truyền niềm đam mê cho anh chị em của mình. Anh kế Phượng, Phạm Văn Phước, đoạt HCV Vovinam toàn quốc năm 1994, 1995. Em gái Phạm Thị Bích Phượng cũng giành nhiều huy chương về cho đoàn TP.HCM ở các giải VĐQG.

Nhà vô địch thế giới Vovinam bán dừa, làm thợ may

Phạm Thị Phượng biểu diễn bài Long Hổ Quyền

Nữ hoàng Vovinam

Cùng với những gương mặt xuất sắc của Vovinam Việt Nam hiện tại như Nguyễn Bình Định, Nguyễn Văn Cường, Phan Ngọc Tới, Huỳnh Khắc Nguyên… chị cả Phạm Thị Phượng luôn là trụ cột không thể thiếu của đội tuyển quốc gia và luôn mang về rất nhiều tấm HCV quý giá trên thảm đấu quốc tế suốt thời gian qua. SEA Games 26 tới, Phạm Thị Phượng được đánh giá là không có đối thủ trong những nội dung chị tham gia.

Ở tuổi 33, chị đã qua cái thời “bẻ gãy sừng trâu” nhưng lại ở độ tuổi uyển chuyển, nhẹ nhàng khi thi triển các bài quyền tự vệ nữ giới, long hổ quyền, song luyện kiếm… đầy uy lực, dạn dầy kinh nghiệm trên các đấu trường trong nước và quốc tế sau gần 20 năm theo nghề võ.

Chị Phượng cũng là người có công lớn trong việc quãng bá Vovinam với bạn bè quốc tế khi thường xuyên tham gia biểu diễn ở các quốc gia trên thế giới.

SEA Games đầu tiên và cũng là cuối cùng

Năm 2011 đánh dấu đúng 23 năm Phạm Thị Phượng gắn bó với Vovinam. Suốt quãng thời gian đủ dài ấy, chị đã vinh dự khoác lên mình biết bao vinh quang, hạnh phúc trên bước đường chinh phục thế giới. Nhưng tất cả không thể ý nghĩa bằng việc lần đầu tiên Vovinam được có mặt tại một kỳ đại hội thể thao quốc tế chính thức. Càng ý nghĩa hơn khi kỳ SEA Games đầu tiên này đồng thời cũng là lần cuối cùng Phạm Thị Phương thi đấu đỉnh cao. Sau SEA Games chị sẽ trở về chăm lo việc gia đình.

Nhà vô địch thế giới Vovinam bán dừa, làm thợ may

Đòn chân tấn công - bài biểu diễn Phạm Thị Phượng và các đồng đội không có đối thủ

“Vovinam với tôi là máu thịt, tôi lập gia đình cũng từ cái duyên của Vovinam khi quen anh trong thời gian học võ. Chúng tôi đã phải hy sinh rất nhiều, như chuyện hoãn sinh con trong thời gian dài...để tiếp tục cái nghiệp của mình. Đây là thời điểm thích hợp để chăm sóc cho gia đình mình. Thế nên, SEA Games này đối với tôi một nấc thang quan trọng đối với cả cuộc đời, dù tôi dã có tất cả các danh hiệu mà mình tham gia”, Phạm Thị Phương cho biết.

Vovinam sẵn sàng chờ giờ G

Tại SEA Games 26, môn Vovinam sẽ tổ chức 14 bộ huy chương, trong đó có 10 nội dung Hội diễn kỹ thuật, 2 hạng cân đối kháng nam và 2 hạng đối kháng nữ. So với sự kiện ban đầu thì môn Vovinam bị giảm mất 2 bộ huy chương, tuy nhiên đây đã là thành công khi nhiều môn thể thao cũng bị loại bỏ.

Nhằm chuẩn bị chu đáo công tác hỗ trợ nước chủ nhà SEA Games 26 đăng cai thành công môn Vovinam, cuối tháng 9/2011 vừa qua, phái đoàn của Liên đoàn Vovinam Thế giới và Việt Nam đến làm việc tại thủ đô Jakarta nhằm kiểm tra cơ sở vật chất và hỗ trợ công tác tổ chức môn Vovinam đồng thời tập huấn chuyên môn kỹ thuật cho lực lượng trọng tài và đội tuyển Vovinam Indonesia. Cũng trong dịp này, đại diện WVVF đã đi thị sát điểm tổ chức thi đấu môn Vovinam trong khuôn khổ SEA Games 26 và dự khán buổi tổng duyệt công tác tổ chức tại NTĐ TDTT Tj. Priok, Jakarta.

Tại đây, Liên đoàn Vovinam thế giới đã trao tặng cho BTC SEA Games Indonesia bộ máy chấm điểm điện tử Vovinam và bộ dụng cụ bảo hộ thi đấu (gồm găng, giáp, nón cho 4 hạng cân của SEA Games). Ngoài ra, BTC cũng đã tổ chức lễ tổng duyệt công tác tổ chức môn Vovinam với việc thể nghiệm 4 trận thi đấu đối kháng và 10 bài thi quyền.

Riêng Vovinam Việt Nam, chỉ tiêu là giành từ 4 đến 6 HCV và hiện đội đang luyện tập tại Trung tâm HLTTQG TP.HCM.

THIÊN VŨ

Theo Bưu điện Việt Nam

Theo Bưu điện Việt Nam

Bạn có thể quan tâm