![]() |
Đại tướng Võ Nguyên Giáp là một tác giả kiệt xuất, người đã để lại một di sản thật đồ sộ về thời kỳ kháng chiến hào hùng và đầy thử thách của nhân dân Việt Nam. (trích cuốn sách ảnh: Đại tướng Võ Nguyên Giáp). |
Còn khi cuốn sách “Võ Nguyên Giáp thời trẻ” của Trung tướng Phạm Hồng Cư xuất bản năm 2004, bà nói “dù chỉ hơn 100 trang nhưng là người trong nghề nên biết ngay đây là cuốn sách rất đặc biệt, cụ thể và tỉ mỉ. Người viết ra nó lại là người rất thân thiết và gắn bó với Đại tướng Võ Nguyên Giáp và gia đình ông”.
Điều bà thú vị nhất khi dịch cuốn sách này là muốn trả lời cho bạn đọc thế giới câu hỏi: Vì sao một người từ quê nghèo Quảng Bình, không có dịp được đào tạo trong một trường quân đội chính thống lại trở thành Tổng Tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam, lại lãnh đạo quân đội chiến thắng trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.
Bà nói: “Điều đó có vẻ lạ nhưng cũng thật dễ hiểu vì Tướng Giáp là một người rất am hiểu về các vấn đề kinh tế, chính trị trên thế giới. Ông đã đọc rất nhiều lịch sử các nước thuộc địa Đông Dương và thế giới, nhất là lịch sử Pháp, nhân vật lịch sử Napoleon. Ông Giáp cũng có một quyển sách giới thiệu tất cả các tướng của Napoleon. Và có lẽ người Pháp lúc đó không ngờ một người ở nước thuộc địa lại có thể hiểu về nước Pháp như thế. Ông ấy hiểu người Pháp, lịch sử, tâm lý, cách quản lý, tổ chức của người Pháp rất sâu sắc. Vì thế chiến thắng của Việt Nam là chiến thắng của trí tuệ và toàn dân”.
Nghiên cứu về thời trai trẻ của Đại tướng Võ Nguyên Giáp cũng như trận chiến Điện Biên Phủ, bà Lady kết luận: “Vị Đại tướng của Việt Nam là một con người từ nhân dân mà ra. Ông ấy luôn suy nghĩ vì nhân dân với chân lý: có dân là có tất cả. Những chiến công lịch sử gắn liền với tên tuổi của ông ấy không thể có được nếu không có nhân dân, những đồng bào, đồng đội của ông". “Từ nhân dân mà ra” cũng là tựa đề cuốn sách của Đại tướng Võ Nguyên Giáp vừa được bà Lady Borton hoàn thành bản dịch
Trả lời câu hỏi: “Từng tiếp xúc với Đại tướng Võ Nguyên Giáp, dịch các cuốn sách của ông, vậy bà đã khi nào đến nhà hoặc dự lễ sinh nhật của Đại tướng hay chưa?", bà Lady Borton hào hứng nói: “Tất nhiên. Tôi từng đến nhà Đại tướng vài lần để lấy thêm tư liệu hoàn thiện các bản dịch của mình. Tôi cũng có mặt trong đoàn nhà báo đến chúc thọ Đại tướng Võ Nguyên Giáp nhân dịp sinh nhật của ông. Từ sáng sớm đến chiều, rất nhiều đoàn đến chúc mừng, từ đoàn Cao Bằng, Thái Nguyên đến những phái đoàn nước ngoài. Ông giỏi lắm, nói được cả tiếng Tày, tiếng Mông, tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nga…Đến 18h, tôi mệt lắm dù tôi chỉ ngồi hoặc đứng để nói chuyện hay quan sát thôi. Còn ông Giáp thì ai vào ông cũng nói chuyện, bắt tay”.
Năm 2011, khi Đại tướng Võ Nguyên Giáp tròn 100 tuổi, bà Lady đã xuất hiện ở nhiều sự kiện mừng sinh nhật ông. Vẫn chiếc áo hoa cũ, khoác thêm một chiếc khăn lụa, người phụ nữ Mỹ đã ở cái tuổi 70 này luôn nhắc lại một câu: “Mong Đại tướng sống lâu hơn nữa”.
Cuba tiếc thương người bạn lớn Võ Nguyên Giáp
Cuba, người bạn lớn của nhân dân Việt Nam đã bày tỏ lòng tiếc thương khi nghe tin Đại tướng Võ Nguyên Giáp từ trần.
Phút mặc niệm của tướng lĩnh Điện Biên
1
Ngay đêm 4/10, nghe tin Đại tướng Võ Nguyên Giáp qua đời, ở TP.HCM, các cựu chiến sĩ Điện Biên đã tập trung ở nhà Trung tướng Lê Nam Phong, dành một phút mặc niệm.
Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên: Tôi suốt đời phục Đại tướng!
Đối với Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên, Đại tướng-Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp là vị chỉ huy đã được tôi luyện qua nhiều chiến dịch lớn, là vị tướng có bản lĩnh đặc biệt, bất cứ tình huống nào cũng phát huy được bản lĩnh, ý chí, quyết tâm của quân sĩ.