Trong buổi làm việc, ông Nguyễn Quốc Khánh - Giám đốc Điều hành Nghiên cứu và Phát triển (R&D) Vinamilk, đã giới thiệu những bước phát triển của công ty với Thứ trưởng, Tổng lãnh sự và đoàn công tác Bộ Nông nghiệp Mỹ. Đặc biệt, câu chuyện về “Giấc mơ sữa Việt” vươn ra thế giới của Vinamilk đã tạo ấn tượng mạnh mẽ.
Hãng đã xuất khẩu sản phẩm sữa của Việt Nam đi hơn 50 quốc gia và nằm trong top 50 công ty sữa lớn nhất thế giới. Tại khu châu Á, Vinamilk được Forbes Asia bình chọn thuộc top 200 doanh nghiệp trên 1 tỷ USD xuất sắc của năm nay. Đồng thời, công ty còn góp mặt trong danh sách 50 doanh nghiệp niêm yết quyền lực nhất châu Á, theo bảng xếp hạng Asia300 của Nikkei Asia Review.
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp Mỹ đánh giá cao sự phát triển của Vinamilk. |
Đoàn công tác Bộ Nông nghiệp Mỹ đánh giá cao các bước tiến lớn của Vinamilk trong những năm gần đây. Cụ thể, hãng liên tục đầu tư vào công nghệ chế biến, ra mắt các sản phẩm theo xu hướng dinh dưỡng tiên tiến thế giới như hữu cơ (organic), sữa A2… hay xây dựng hệ thống trang trại bò sữa đạt tiêu chuẩn Global G.A.P lớn nhất châu Á tại Việt Nam.
Vinamilk cũng thường xuyên nhập khẩu bò sữa từ các đối tác Mỹ để phát triển đàn bò tại các trang trại trong nước. Chỉ hơn 2 năm trở lại, hãng sức Việt đã nhập tổng cộng hơn 5.300 bò sữa từ Mỹ. Gần đây nhất, 1.600 bò tơ HF và bò A2 từ Mỹ đã về Việt Nam, gia nhập đàn bò sữa của tổ hợp trang trại bò sữa công nghệ cao Vinamilk tại Thanh Hóa.
Vinamilk trang bị cho nhà máy công nghệ hiện đại với hệ thống tự động. |
Hiện nay, Vinamilk có 13 nhà máy tại Việt Nam. Trong đó, nhà máy sữa Việt Nam (Mega factory) - nơi đoàn đến tham quan, trang bị công nghệ tích hợp và tự động tiên tiến thế giới, có công suất đến 800 triệu lít sữa/năm, nâng tổng công suất sản xuất sữa nước của Vinamilk lên 1,4 tỷ lít/năm. Đặc biệt, đây là “siêu nhà máy” hiếm hoi được đầu tư kho thông minh hiện đại, vận hành tự động, thiết kế giúp kho đạt sức chứa đến hơn 27.000 ô chỉ trên diện tích 6.000 m2. Hệ thống quản lý tại nhà máy đạt tiêu chuẩn quốc tế như FSSC 22000, GMP, ISO 9001:2015, PASS 99 (ISO 14001 + OHSAS 18001), ISO 50001, ISO 17025, HALAL.
Kho thông minh và các robot LGV có chức năng vận chuyển thành phẩm vào kho tại nhà máy. |
Ngoài ra, ông Nguyễn Quốc Khánh cũng chia sẻ với Thứ trưởng Ted McKinney về các dự án của Vinamilk tại Mỹ. Năm 2013, Vinamilk mua lại công ty sữa Driftwood tại bang California, Mỹ. Năm 2018, tổng doanh thu của Driftwood đạt hơn 116,2 triệu USD, tương đương 2.674 tỷ đồng và đang bán ra thị trường trên 377 loại mặt hàng sữa và nguồn gốc sữa các loại. Driftwood là đơn vị cung cấp sữa học đường cho khu vực nam California. Tháng 9 năm nay, Vinamilk quyết định đầu tư thêm 10 triệu USD để mở rộng quy mô, nâng cao năng suất nhà máy. Hiện nay, hãng nắm giữ 100% quyền sở hữu công ty này.
Driftwood là đơn vị cung cấp sữa cho chương trình sữa học đường cho khu vực nam California. |
Bên cạnh sản phẩm đang kinh doanh tại Mỹ với thương hiệu Driftwood, Vinamilk cũng xuất khẩu sang thị trường sữa lớn nhất thế giới này các sản phẩm truyền thống có thế mạnh như sữa đặc có đường. Tháng 3 năm nay, đoàn công tác của Đại sứ quán Mỹ do đại sứ Daniel J. Kritenbrink cũng có chuyến thăm và làm việc với nhà máy sữa của Vinamilk tại Nghệ An. Thông qua các chuyến tham quan, tìm hiểu, Vinamilk đã khẳng định sự phát triển của công ty nói riêng và ngành sữa Việt Nam nói chung với các cơ quan cấp cao của Mỹ. Điều này góp phần thúc đẩy, tăng cường cơ hội hợp tác của hai bên ở nhiều lĩnh vực như chế biến, sản xuất sữa; ngành nông nghiệp, chăn nuôi bò sữa công nghệ cao… trong tương lai gần.
Bình luận