Sau hai thập kỷ lắp ráp, Nga chuẩn bị khai trương nhà máy điện hạt nhân nổi duy nhất trên thế giới. Nhưng các chuyên gia và nhà hoạt động môi trường bất đồng về vấn đề an toàn.
|
Tháng sau, nhà máy điện hạt nhân nổi của Nga, mang tên Akademik Lomonosov, sẽ được kéo qua biển Bắc đến vùng Viễn Đông, sau gần hai thập kỷ lắp ráp. Nhà máy này sẽ đưa điện đến vùng giàu khoáng sản của Nga. Hiện Lomonosov đang ở cảng Murmansk phía bắc Nga. Ảnh: CNN. |
|
Phòng điều khiển của Lomonosov. Nhà máy điện dài 144 m, trên boong được sơn màu cờ của Nga, sẽ được neo tại thị trấn cảng Pevek ở Bắc Cực, cách Moscow gần 6.500 km. Nó sẽ cung cấp điện cho các công ty đang khai thác khoáng sản và đá quý ở vùng Chukotka. Ảnh: CNN. |
|
Cảnh nhìn từ bên trong nhà máy điện. Tổng thống Nga Vladimir Putin có kế hoạch mở rộng vùng kiểm soát của Nga đến Bắc Cực, khiến các chiến lược gia ở Washington lo ngại. Ảnh: CNN. |
|
Trước đó, Lomonosov được kéo từ St. Petersburg đến Murmansk (chưa được sơn màu). Khoảng 2 triệu người Nga sống ở ven biển vùng cực tại các thị trấn và làng tương tự như Pevek, những nơi chỉ có thể đến bằng máy bay hoặc tàu trong điều kiện thời tiết tốt. Nhưng những nơi này chiếm 20% GDP của Nga, và sẽ là bước đệm để Moscow khai thác dầu khí còn nằm dưới Bắc Cực, giữa bối cảnh trữ lượng ở vùng Siberia giảm dần. Ảnh: Công ty Rosatom. |
|
Về lý thuyết, nhà máy điện hạt nhân nổi là cách cung cấp điện cho các vùng xa xôi, hẻo lánh, mà không cần phải đầu tư lâu dài vào thủy điện hay nhiệt điện, ở những vùng đất thưa người sinh sống. Nhưng các nhà máy điện loại này chịu sự chỉ trích từ các nhà hoạt động môi trường. Ảnh: Công ty Rosatom. |
|
Lomonosov bị tổ chức hoạt động môi trường Greenpeace gọi là “Chernobyl trên băng” hay “Chernobyl nổi”, lấy tên thảm họa nổ nhà máy điện nguyên tử cùng tên ở Ukraine năm 1986, khiến hàng triệu người bị nhiễm phóng xạ ở mức nguy hiểm. Số người chết do tác động lâu dài của phóng xạ được ước tính từ 9.000 (Liên Hợp Quốc) cho đến 200.000 (Greenpeace). Ảnh: Greenpeace. |
|
Nhưng công ty nhà nước phụ trách các dự án hạt nhân của Nga, Rosatom, phản bác lại mọi chỉ trích và so sánh giữa Lomonosov và Chernobyl. “Cách các lò phản ứng hoạt động là khác nhau... Tất nhiên, vụ Chernobyl không thể lặp lại”, Vladimir Iriminku, kỹ sư trưởng phụ trách bảo vệ môi trường của Lomonosov cho biết. “Và nó sẽ được đặt ở vùng biển Bắc Cực, sẽ được làm lạnh liên tục, không thiếu gì nước lạnh”. Ảnh: Greenpeace. |
|
Vụ nổ ở Chernobyl khiến nhiều dự án xây dựng nhà máy điện hạt nhân ở Nga bị dừng, không chỉ các dự án lớn, mà còn các dự án nhỏ dùng các lò phản ứng công suất thấp giống các lò phản ứng sẽ được dùng trên Lomonosov (được trang bị 2 lò 35MW, so với công suất 4.000 MW của nhà máy Chernobyl). Ảnh: Greenpeace. |
|
“Người dân nước chúng tôi không hiểu về kỹ thuật, nên không hiểu các lò phản ứng này thuộc loại khác, chẳng thể nào giải thích cho họ hiểu được”, ông Iriminku ngao ngán. Ảnh: Greenpeace. |
|
Nhà máy điện trên đường tới Murmansk. Nhiều ý kiến phê bình chi phí của Lomonosov, lên tới 450 triệu USD, cho rằng phải sản xuất hàng loạt các nhà máy điện hạt nhân nổi tương tự thì mới có lãi. Rosatom đã mời gọi các khách hàng châu Á, châu Phi và Nam Mỹ nhưng chưa có thương vụ nào. Ảnh: Greenpeace. |
|
Đây không phải ý tưởng mới. Quân đội Mỹ từng dùng lò phản ứng hạt nhân nhỏ (10 MW) đặt trên một tàu ở kênh đào Panama trong gần một thập kỷ những năm 1960. Sau này, một dự án đặt nhà máy điện hạt nhân ngoài khơi bang New Jersey được khởi động, nhưng bị hủy bỏ những năm 1970 do vấp phải phản đối. Ảnh: Cục Lưu trữ Quốc gia Mỹ. |
nhà máy điện hạt nhân nổi
Mỹ
Liên Hợp Quốc
Nga
nhà máy điện nguyên tử
Murmansk
biển bắc
bắc cực
khai thác khoáng sản
Putin