Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Nhà máy dệt Nam Định trong ký ức của người dân thành Nam

Không chỉ là xương sống về kinh tế, nhà máy dệt Nam Định còn gắn bó đời sống tinh thần, tình cảm của người dân nơi đây.

Nha may det Nam Dinh bi pha anh 1
Nhà máy dệt Nam Định đang được phá bỏ để di dời ra khu công nghiệp tập trung. Tuy vậy, với 118 năm lịch sử, nơi này đã để lại nhiều kỷ niệm, nhiều sự tiếc nuối cho người dân thành Nam.
Nha may det Nam Dinh bi pha anh 2

Vợ chồng chị Trương Thị Hoa và anh Vũ Thanh Cần đang ăn cơm trong căng tin nhà máy sợi trước ngày phá dỡ. Nhớ về cuộc tình đẹp của mình, anh Cần hồ hởi kể, 30 năm trước, có người thích tôi nên khi đi làm về cứ lẽo đẽo đi theo. Anh lịch sự mời vào nhà chơi. "Hoá ra cô ấy muốn xem mình có vợ hay chưa. Dần dần kiếm cớ đi làm cùng, ăn cơm cùng rồi thích nhau và nên duyên chồng vợ”, anh chia sẻ.

 

30 năm trôi qua, họ vẫn yêu nhau như thế khi hàng ngày anh vẫn đạp xe đèo chị đi làm. Anh bảo, có vợ làm cùng thích lắm vì dễ hiểu và thông cảm cho nhau.

Nha may det Nam Dinh bi pha anh 3
Không làm ở nhà máy dệt nhưng anh bộ đội xuất ngũ Nguyễn Văn Thắng cũng phải lòng một cô công nhân nơi đây. Trong những năm 70 của thế kỷ trước, anh bộ đội mỗi năm mới được nghỉ phép 20 ngày thì 19 ngày đến đón người yêu lúc 22h tối ở cổng nhà máy dệt. Kiên trì đưa đón 3 năm như vậy nàng mới đồng ý để theo chàng về dinh.
Nha may det Nam Dinh bi pha anh 4
Anh Vũ Văn Kiêm (49 tuổi) hào hứng vừa làm vừa kể về kỷ niệm "láu cá" của mình. Năm 1985, anh đang trong thời gian tìm hiểu người yêu và cũng là vợ bây giờ. Lúc ấy, bố nàng ra điều kiện là có đi chơi đâu thì khi nghe tiếng còi của Nhà máy dệt Nam Đinh (21h tối) là phải về. Có nhiều hôm mải vui quên giờ giấc, anh phải xịt lốp xe, vã nước vào người giữa mùa đông lạnh giá để giả vờ bị hỏng xe, phải dắt bộ. “Không biết có phải vì cơ duyên ấy mà bây giờ tôi thành thợ sửa xe hay không”, anh nói.
Nha may det Nam Dinh bi pha anh 5
Không chỉ các công dân nhà máy dệt, những người làm nghề dịch vụ xung quanh cũng có nhiều kỷ niệm và sự gắn bó với nhà máy. Ông Thanh (64 tuổi) bán nước ở cổng nhà máy dệt đã 30 năm nay. Ông có nhiều khách quen uống nước từ thuở đôi mươi, nay đã con đàn cháu đống. Nhà máy đang bị phá dỡ gần hết nhưng may mắn ông ngồi gần cây bàng lịch sử nên chỗ này vẫn được giữ lại. Sau khi nhà máy chuyển đi, khách quen sẽ vơi bớt nhưng ông vẫn muốn tiếp tục công việc của mình, tiếp tục gắn bó với những câu chuyện vỉa hè như một phần cuộc đời của mình.
Nha may det Nam Dinh bi pha anh 6
Không may mắn như ông Thanh, ông Nguyễn Văn Hải chia sẻ: "Hàng ngày, tôi bơm xe cho các công nhân nhà máy. Cuối mỗi ca thì xin vào nhặt phế liệu bán kiếm cơm. Giờ nhà máy chuyển đi, khách bơm xe không còn, phế liệu cũng chẳng có mà nhặt nên chắc là phải tự cho mình về hưu".
Nha may det Nam Dinh bi pha anh 7
Đạp xích lô gần Nhà máy dệt Nam Định, anh Trần Đình Long tiếc nuối khi nhớ về những ngày đã qua. “Trước đây, cứ hết ca là tiếng còi kêu vang cả thành phố. Cổng nhà máy, công nhân ra về nườm nượp. Giờ tiếng còi đã yếu ớt, người cũng không còn đông như xưa, nhà máy sắp bị san phẳng, nghĩ lại mà thấy buồn”.
Nha may det Nam Dinh bi pha anh 8
Là công nhân Nhà máy dệt lớn nhất Đông Dương những năm 1980-1990, ông Ngô Quốc Tân không khỏi tự hào: “Tôi may mắn được làm việc trong thời kỳ hoàng kim của Nhà máy dệt Nam Định. Khi đó, được làm việc ở đây là niềm mơ ước của người dân thành Nam, bởi mức lương cao, công việc ổn định và chế độ thưởng tốt. Không những thế, làm công nhân nhà máy dệt nghĩa là sẽ có đủ các loại tem phiếu để mua các loại hàng hoá cần thiết cho cuộc sống”.
Nha may det Nam Dinh bi pha anh 9
Là công nhân nhà máy tơ, ông Nguyễn Ngọc Tân cho rằng, Nhà máy dệt Nam Định đã có những đóng góp quan trọng vào sự phát triển phong trào cách mạng của giai cấp công nhân. Tuy nhiên, trong thời đại mới thì nhà máy không đảm bảo tiêu chuẩn về môi trường nên việc di dời là cần thiết. Dẫu vậy, ông cũng không khỏi bùi ngùi khi biểu tượng của thành phố sắp đi vào dĩ vãng.
Nha may det Nam Dinh bi pha anh 10
Làm nghề xe ôm gần sân vận động Nhà máy dệt Nam Định, anh Đinh Quang Tú chia sẻ: "Trước đây, nhà máy này là của thực dân Pháp. Sau này, nhà máy thành tài sản của cách mạng, công nhân làm việc có quần áo để mặc, có cơm để ăn. Đó quả là một cuộc cách mạng".
Nha may det Nam Dinh bi pha anh 11
Anh Vũ Văn Hùng làm nghề bán gà bên ngoài bức tường của nhà máy dệt tiếc nuối: "Tôi mong muốn nhà máy giữ lại những bức tường, những hầm trú bom và một phân xưởng, để cho con cháu sau này biết được thời cha ông đã sống như thế nào. Nhưng không biết điều đó liệu có thành hiện thực".
Nha may det Nam Dinh bi pha anh 12
Chị Thanh đang làm công nhân tại đây cho biết, nhà máy đã gắn bó với cả gia đình nhiều năm qua. Tuy công trình bị phá dỡ nhưng chị không cảm thấy buồn. “Nhà máy đi đâu thì tôi đi đấy, công việc vẫn như vậy, cũng có hơi tiếc nuối một chút nhưng quá khứ là quá khứ, còn tương lai thì vẫn phải bước đến thôi”.

Nhà máy dệt Nam Định từng là cơ sở nghiên cứu về tơ lụa, do Toàn quyền Đông Dương De Lanessan lập ra. Năm 1900, một số Tư bản Pháp trong Công ty bông - vải - sợi Bắc Kỳ cùng với thương nhân Trung Quốc tham gia kinh doanh. Sau năm 1954, nhà máy được nhà nước Việt Nam tiếp quản.

Kể từ đó nhà máy và được giao nhiệm vụ sản xuất lụa đen phục vụ cho thị trường miền Bắc. Thời đó, hầu hết phụ nữ miền Bắc đều mặc quần đen. Sản phẩm làm ra bao nhiêu đều được tiêu thụ hết. Sản phẩm dù tốt hay xấu đều được chấp nhận, vì cung vẫn thấp hơn cầu. Ngoài số lượng lụa sản xuất trong nước, nhà nước còn xin viện trợ để nhập thêm lụa đen về mới tạm đủ. Do vậy, trong suốt giai đoạn này nhà máy hoạt động tương đối bình thường, không có những khó khăn, ách tắc lớn.

Trong những ngày này, nhà máy bị phá bỏ để xây dựng một dự án mới mang tên khu đô thị Dệt may Nam Định, quy mô 24,8 ha, tổng mức đầu tư trên 410 tỷ đồng, thời gian xây dựng 5 năm, bao gồm các hạng mục đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật hiện đại, đồng bộ khu công viên, bãi đỗ xe với tổng mức đầu tư dự kiến là 130,9 tỷ đồng.

Nhà máy dệt lớn nhất Đông Dương một thời bị phá bỏ

Nhiều người dân sống gắn bó với mảnh đất thành Nam ngỡ ngàng khi thấy Nhà máy dệt Nam Định nổi tiếng từ thời Pháp thuộc đã bị đập bỏ để phục vụ cho một dự án mới.

Việt Hùng

Bạn có thể quan tâm