Giống nhiều nước khác trên thế giới, Việt Nam cũng có mức tiêu thụ panel cách nhiệt tăng nhanh. Tại khu vực Đông Nam Á, tổng sản lượng panel cách nhiệt cần cung ứng là 21,1 triệu m2. Trong đó, Việt Nam chiếm tỷ trọng lớn với hơn 6,3 triệu m2 panel. Theo dự đoán, sản lượng sẽ tăng trung bình 18% mỗi năm, đạt 10,5 triệu m2 vào năm 2021.
Nhà máy công suất hơn 10 triệu m2 panel cách nhiệt tại TP.HCM. |
Một trong những yếu tố thúc đẩy lĩnh vực cách nhiệt tại Việt Nam được giới chuyên gia nhận định là quá trình công nghiệp hóa gắn liền với bảo vệ môi trường. Các khu công nghiệp, khu chế xuất đòi hỏi công tác xây dựng tiên tiến, hiện đại, thân thiện với môi trường.
Yêu cầu về thời gian thi công từ các chủ đầu tư cũng khiến nhà thầu chuyển hướng từ phương pháp xây thô sang lắp dựng panel. Một khu nhà xưởng diện tích hơn 20.000 m2 có thể hoàn thành chỉ trong thời gian 2-3 tháng. Đặc tính về độ nhẹ của vật liệu này còn giúp giảm tải trọng kết cấu, giảm lực ép cọc móng, nhờ đó phù hợp với các vùng có thổ nhưỡng nhiễm mặn, oxy hóa tại Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nam Bộ.
Hình thành và phát triển với mảng phân phối tôn nguyên liệu từ đầu thập niên 90, ông Giáp Văn Thanh - Tổng giám đốc Công ty TNHH Cách âm Cách nhiệt Phương Nam, sớm có cơ hội tiếp cận với công nghệ vật liệu tại các quốc gia phát triển tại châu Âu.
Ông nung nấu ý tưởng xây dựng nhà máy sản xuất, để phổ biến loại vật liệu này cùng những lợi ích của nó cho người dân Việt Nam. Tuy nhiên, hành trình này không hề dễ dàng. Phương Nam sau hàng chục năm sản xuất tôn vẫn chỉ dựa trên công nghệ cũ, hai nhà máy công ty vận hành có quy mô nhỏ.
Ông Giáp Văn Thanh - Tổng giám đốc Công ty TNHH Cách âm Cách nhiệt Phương Nam, nung nấu ý tưởng xây dựng nhà máy sản xuất panel. |
Vị tổng giám đốc đến gặp nhiều chủ nhà máy, thương thảo để mang công nghệ này về Việt Nam. "Họ đưa mức giá hàng triệu euro. Sau khi biết Việt Nam chưa hề có nhà máy sản xuất vật liệu này, đối tác sẵn sàng hỗ trợ giá cho chúng tôi, nhưng vẫn còn rất cao. Nhiều lần tôi về nước tay không, vừa hy vọng vừa tiếc nuối", ông Thanh nói.
Không từ bỏ tầm nhìn, ông Giáp Văn Thanh tìm các quốc gia trong khu vực để giao "đề bài". Một đơn vị tại Đài Loan có thể xây dây chuyền tương tự, chưa kể còn điều chỉnh để thành phẩm phù hợp với điều kiện tại Việt Nam. Nhà máy panel cách nhiệt mới của Phương Nam ra đời dựa trên hợp tác đó, với mức đầu tư ước tính hơn 10 triệu USD.
Các chuyên gia đã thiết kế và đo đạc kỹ lưỡng, biến mảnh đất rộng lớn hơn 25.000 m2 thành công xưởng quy mô. Trong 3 tháng, nhà máy xây dựng hoàn chỉnh. Giai đoạn 1 đi vào hoạt động hai hệ thống dây chuyền khép kín nhập khẩu từ Đức, Đài Loan.
Nhà máy sản xuất panel với vốn đầu tư hơn 10 triệu USD. |
Các chuyên gia nước ngoài hỗ trợ doanh nghiệp từ khâu lắp đặt, sử dụng, vận hành và bảo dưỡng. Áp dụng các tiêu chuẩn tự động hóa, nhà máy hạn chế tối thiểu nhân công tại bước sản xuất. Cũng nhờ tự động hóa, Phương Nam có thể tiết kiệm chi phí, giúp giá thành sản phẩm thấp hơn các sản phẩm nhập khẩu.
Năng suất của nhà máy hiện đạt hơn công suất đến 37.000 m2 panel chống cháy mỗi ngày, tương đương hàng chục triệu m2 vật liệu panel một năm. Hệ thống còn tạo tiền đề để công ty liên tục nâng cấp sản phẩm.
Nhà máy đạt hơn công suất đến 37.000 m2 panel chống cháy mỗi ngày. |
Độ dày của từng tấm panel có thể đạt 40-200 mm, càng dày thì hiệu quả cách âm cách nhiệt càng cao, đáp ứng đòi hỏi khắt khe cho các kho lạnh, kho chế biến thực phẩm sạch hoặc bảo quản được liệu... Công nghệ mới còn cho phép Phương Nam sản xuất panel ngầm bất đối xứng để thi công vách dựng, tức giữa các panel khi ghép nối sẽ không để lộ mặt tiếp xúc, giấu được mối nối và ốc vít, đồng thời tăng độ kín khít để ngăn nước.
Các cuộn tôn nguyên liệu được Phương Nam đặt hàng dòng cao cấp của nhà cung cấp Bluescope, đảm bảo hệ số phản xạ ánh sáng thấp, tạo độ thẩm mỹ cao cho các công trình và kháng khuẩn, chống ăn mòn oxy. Hóa chất chế tạo lớp nhân polyurethane nhập khẩu từ Thổ Nhĩ Kỳ cho chất lượng, độ cách âm cách nhiệt cao với từng tấm panel. Bên cạnh công nghệ sản xuất hiện đại, nhà máy của Phương Nam còn dựa trên chuẩn xây dựng xanh của Mỹ.
Lễ khánh thành cụm nhà máy hôm 14/10 đón hàng trăm quan khách. Đây được coi là sự kiện quan trọng, đánh dấu bước ngoặt mới của doanh nghiệp. Trên sân khấu, ông Giáp Văn Thanh chia sẻ với các đối tác, bạn hàng, nhà cung cấp rằng cụm nhà máy này là thành quả sau quá trình vượt nhiều thử thách của công ty trong hai thập kỷ hoạt động. Sản phẩm từ nhà máy theo các container đến nhiều tỉnh thành trên cả nước. Các dự án tiêu biểu như nhà máy nhiệt điện Long Phú (Sóc Trăng), nhà máy nước Satori (Long An), trang trại Phú Gia (Thanh Hóa), nhà máy sản xuất linh kiện hàng không vũ trụ Sunshine (Đà Nẵng), chuỗi nhà máy chế biến tập đoàn Masan trải dài khắp Việt Nam...
Bên cạnh phục vụ khách hàng nội địa, 10% sản lượng panel của Phương Nam từ cụm nhà máy này xuất khẩu sang các nước trong khu vực Đông Nam Á như Campuchia, Philippines; và châu Âu như Ba Lan, Hà, Cộng hòa Czech.
Bình luận