Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Nhà khoa học Trung Quốc đề xuất kế hoạch ‘tiêu diệt’ Starlink

Trung Quốc đang ngày càng lo lắng về sự thống trị của SpaceX trên quỹ đạo Trái Đất.

Trong một bài báo nghiên cứu được công bố vào cuối tháng 4 nhưng vừa bị gỡ hôm 30/5, Ren Yuanzhen, một nhà nghiên cứu thuộc Viện Giám sát và Viễn thông Bắc Kinh cho rằng quân đội Trung Quốc nên phát triển các cách chống lại mối đe dọa của Starlink.

“Nên áp dụng các một số biện pháp nhằm vô hiệu hóa một số vệ tinh Starlink và phá hủy hệ điều hành của hệ thống này”, bài báo đăng trên tạp chí Modern Defense Technology của Trung Quốc trích dẫn “những nguy hiểm và thách thức tiềm ẩn” đối với nước này.

Các nhà nghiên cứu gần đây cũng cảnh báo về việc Starlink đang "tấn công" và sử dụng bộ đẩy ion để đánh bật tàu vũ trụ hoặc vệ tinh của Trung Quốc ra khỏi quỹ đạo.

Trung Quoc tuyen bo tieu diet Starlink anh 1

SpaceX đã phóng thêm 53 vệ tinh Starlink lên quỹ đạo hồi tháng 4. Ảnh: John Raoux.

Công ty SpaceX của Elon Musk đang triển khai hệ thống vệ tinh Starlink nhằm cung cấp Internet tốc độ cao cho nhiều địa điểm trên thế giới. Kế hoạch của công ty là phóng 42.000 vệ tinh lên quỹ đạo bằng tên lửa Falcon 9 và cho đến nay khoảng 2.300 vệ tinh Starlink đã được đưa vào hoạt động.

“Đối với quân đội của các quốc gia đang trong cuộc chạy đua vào không gian, Starlink là một vấn đề đáng quan tâm”, nhà vật lý thiên văn Jonathan McDowell từ Trung tâm Vật lý Thiên văn Harvard-Smithsonian nói với Gizmodo.

Theo Gizmodo, số lượng vệ tinh Starlink đang trở thành vấn đề đối với Trung Quốc. Nước này sẽ phải điều động một số lượng lớn tên lửa để phá hủy toàn bộ số vệ tinh. Việc loại bỏ một vài chục chiếc sẽ không vô hiệu hóa toàn bộ hệ thống.

Hơn nữa, SpaceX sẽ không gặp quá nhiều khó khăn trong việc thay thế các vệ tinh bị hư hại.

“Việc thay thế một vệ tinh Starlink sẽ rẻ hơn thay thế một tên lửa chống vệ tinh”, giáo sư McDowell nhận xét.

Trung Quốc đã dần cảnh giác hơn với chùm vệ tinh này sau khi 2 vệ tinh Starlink suýt đâm vào trạm vũ trụ Tianhe của Trung Quốc trong 2 lần vào năm 2021. Trong cả 2 lần, trạm Tianhe đã phải di chuyển ra khỏi quỹ đạo khi các phi hành gia Trung Quốc vẫn ở trên tàu.

Ngoài ra, Trung Quốc cũng lo ngại SpaceX sẽ sớm lấn át quỹ đạo Trái Đất và có thể hỗ trợ quân đội Mỹ thống trị cuộc đua không gian.

Quân đội nước này cũng đã bày tỏ lo ngại sau khi Musk sử dụng Starlink để hỗ trợ Ukraine trong xung đột với Nga. Vào tháng 3, Starlink bắt đầu cung cấp kết nối Internet cho người dân Ukraine sau khi các tháp di động bị quân Nga làm hư hại.

Đầu tháng này, trang web liên kết với Quân ủy Trung ương Trung Quốc đã xuất bản một đoạn ý kiến ​​cảnh báo về tiềm năng của Starlink.

“Ngoài việc hỗ trợ liên lạc, Starlink cũng có thể tương tác với UAV (máy ​​bay không người lái) và sử dụng công nghệ nhận dạng khuôn mặt”, theo bài báo đăng trên tờ China Military Online.

Sau khi sử dụng Starlink để hỗ trợ Ukraine, Elon Musk đã lên tiếng về khả năng để Starlink trở thành mục tiêu của Trung Quốc.

“Việc loại bỏ Starlink là điều không hề dễ dàng bởi chúng tôi có tới hơn 2000 vệ tinh đang hoạt động ngoài quỹ đạo. Tôi nghĩ là chúng tôi có thể phóng vệ tinh nhanh hơn họ phóng tên lửa”, Musk nói trong một cuộc phỏng vấn với Business Insider vào tháng 3.

Dịch vụ 'Internet trên trời' của Elon Musk gây thất vọng

Nhiều khách hàng tỏ ra tức giận với việc giao hàng trễ và tăng giá dịch vụ đột ngột của Starlink. Họ thậm chí cho rằng mình đã bị lừa khi sử dụng dịch vụ này.

Internet vệ tinh Elon Musk gửi đến Ukraine có thể phản tác dụng

Chảo thu tín hiệu Starlink được Elon Musk gửi đến Ukraine có thể bị Nga sử dụng để định vị, nhắm mục tiêu cho các cuộc không kích.

Bộ trưởng Ukraine khoe thiết bị Internet vệ tinh Elon Musk gửi đến

Thiết bị kết nối với dịch vụ Internet của Starlink đã tới Ukraine, chỉ vài ngày sau lời hứa của Elon Musk.

Việt Anh

Theo Gizmodo

Bạn có thể quan tâm