Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Nhà đầu tư đổ 10.000 tỷ vào chứng khoán

VN-Index mất 9 điểm trong phiên 22/9 khi nhiều cổ phiếu trụ chịu áp lực chốt lời lớn. Điểm tích cực là dòng tiền được rót vào thị trường tăng mạnh, vượt 10.000 tỷ đồng.

Trong phiên sáng 29/9, thị trường chứng khoán trong nước vẫn duy trì sắc xanh với biên độ tăng hẹp. Nhưng bước sang phiên chiều, VN-Index đột ngột rớt mạnh trước áp lực bán mạnh của nhà đầu tư dù không xuất hiện thông tin tiêu cực với thị trường. Đóng cửa phiên hôm nay, VN-Index mất 9 điểm, tương đương mức giảm 0,9%, rớt xuống 904 điểm.

Đây là phiên giảm mạnh thứ hai của VN-Index trong tháng này sau phiên 7/9 với mức giảm 1,5%. Với việc lùi về dưới mốc 905 điểm, VN-Index ở mức thấp nhất trong hơn 1 tuần qua.

Độ rộng thị trường hôm nay chuyển sang trạng thái tiêu cực khi số lượng cổ phiếu giảm điểm cao hơn 2 lần so với số mã tăng. Trên sàn HoSE, 281 mã đóng cửa trong sắc đỏ trong khi 128 cổ phiếu chốt phiên trong sắc xanh. Trong danh mục VN30, có đến 24 cổ phiếu đi xuống.

Nhóm ngân hàng đóng vai trò dẫn dắt thị trường tăng điểm trong phiên hôm qua nhưng hôm nay lại tác động tiêu cực nhất lên VN-Index. VCB (Vietcombank), BID (BIDV), CTG (Vietinbank) cùng VHM (Vinhomes) cùng giảm 2%, là 4 mã ảnh hưởng lớn nhất khiến VN-Index giảm điểm hôm nay.

Trong bối cảnh hàng loạt cổ phiếu trụ giảm giá trước áp lực chốt lời, dòng tiền vẫn hấp thụ tốt lượng hàng bị xả ra với giá trị thanh khoản tăng cao, vượt 10.000 tỷ đồng trên cả 3 sàn. Tính riêng trên sàn HoSE, giá trị giao dịch khớp lệnh đạt 7.755 tỷ đồng, mức cao nhất trong gần 4 tháng qua tính từ phiên 12/6.

chung khoan anh 1

VN-Index giảm điểm trong ngày thanh khoản tăng cao. Ảnh: VNDS.

3 cổ phiếu đứng đầu thị trường về thanh khoản là FLC, HSG (Hoa Sen), STB (Sacombank) ghi nhận khối lượng khớp lệnh lớn với 23-26 triệu đơn vị chuyển nhượng.

Nhà đầu tư nước ngoài cũng tác động tiêu cực lên thị trường khi bán ròng mạnh trong phiên hôm nay với tổng giá trị 620 tỷ đồng trên cả 3 sàn. Các cổ phiếu chịu áp lực xả hàng lớn nhất của khối ngoại lần lượt là VNM (Vinamilk) 176 tỷ, VHM 79 tỷ, VIC (Vingroup) 46 tỷ.

Nhóm phân tích của Yuanta cho rằng chứng khoán trong nước có thể sẽ còn điều chỉnh và VN-Index sẽ kiểm định lại ngưỡng hỗ trợ tâm lý 900 điểm. Đồng thời, rủi ro ngắn hạn có chiều hướng tăng nhẹ và thị trường có thể sẽ bước vào giai đoạn tích lũy. Dòng tiền sẽ có sự phân hóa giữa các nhóm cổ phiếu.

Nhà đầu tư chuyển nhượng 39 triệu cổ phiếu Sacombank

Cổ phiếu Sacombank tiếp tục là tâm điểm của thị trường khi tăng kịch biên độ và đứng đầu về thanh khoản giao dịch với khối lượng khớp lệnh cao đột biến.

Minh Liêm

Bạn có thể quan tâm