Câu 1: Các nhân vật nổi tiếng thế giới Napoléon Bonaparte, Albert Einstein, Leonardo da Vinci, Rafael… có cùng điểm chung gì?
Napoléon Bonaparte (1769-1821), Albert Einstein (1879-1955), Leonardo da Vinci (1452-1519), Rafael (1483-1520) đều có điểm chung dù sống cách nhau hàng thế kỷ, đó là thuận tay trái. Điển hình như Leonardo da Vinci từng vẽ bức tranh Mona Lisa bằng tay trái, còn Rafael không chỉ vẽ bằng tay trái mà còn vẽ bằng chân… |
Câu 2: Ai là người đã sáng lập tổ chức Hội Chữ thập đỏ quốc tế?
Hội Chữ thập đỏ quốc tế (Red Cross Association) do thầy thuốc Thụy Sĩ là Henry Dunant (1828-1910) sáng lập ngày 22 tháng 8 năm 1864 tại Geneva. Hội Chữ thập đỏ quốc tế được lập ra với mục đích bảo vệ sự sống và sức khỏe con người, bảo đảm con người được tôn trọng, và để tránh và giảm bớt khổ sở, họ không phân biệt theo quốc tịch, dân tộc, tôn giáo hay tín ngưỡng, giai cấp, hoặc quan điểm chính trị. |
Câu 3: Nhân vật Jeanne d’Arc của Pháp được biết đến là?
Jeanne d’Arc được nhân dân Pháp phong là nữ thánh bởi cô là một nữ anh hùng của Pháp trong cuộc chiến tranh 100 năm Anh - Pháp. Cô đã dẫn quân Pháp giải phóng thành Orleans khỏi sự bao vây của quân Anh. Do sự phản bội của bọn quý tộc, cô bị quân Anh bắt và thiêu sống năm 1431. Sau này cô được giáo hội La Mã phong nữ thánh. |
Câu 4: Nhà bác học Robert Koch đã có đóng góp gì cho nền y học thế giới?
Nhà bác học người Đức Robert Koch (1843-1910) vốn là một bác sĩ, ham mê nghiên cứu khoa học. Năm 1876 ông công bố công trình “Nguyên nhân bệnh than”. Từ năm 1881 ông bắt tay nghiên cứu nguyên nhân gây bệnh lao, đến tiêu bản thứ 271 ông thành công trong việc nhuộm vi khuẩn lao. Năm 1882 ông đã tìm ra trực khuẩn bệnh lao giúp nhân loại tìm ra phương cách đối phó với loại bệnh nan y này. |
Câu 5: Danh nhân văn hóa nào có ngày, tháng sinh trùng với ngày tháng mất?
Nhà thơ, nhà viết kịch vĩ đại người Anh William Shakespeare, tác giả của những vở kịch kinh điển: Romeo và Juliet, Hamlet… là người có ngày, tháng sinh và mất trùng nhau. Ông sinh ngày 23 tháng 4 năm 1564 tại thành phố Strandford, là con thứ ba trong gia đình thương gia John Shakespeare. Ngày 23 tháng 4 năm 1616 cũng tại biệt thự của mình ở thành phố Strandford quê hương, đại văn hào đã chút hơi thở cuối cùng vào đúng ngày sinh nhật lần thứ 52 của mình. |
Câu 6: Ai được xem là ông tổ của ngành Di truyền học?
Gregor Johann Mendel (1822-1884) được xem là ông tổ của ngành Di truyền học. Nhà bác học người Hà Lan là người đầu tiên đã phát hiện ra các quy luật di truyền: tìm ra đặc tính trội, định luật phân ly tính trạng, định luật phân ly độc lập của các cặp tính trạng trên cơ sở thí nghiệm từ loài đậu Hà Lan. |
Câu 7: Ai là tác giả bài diễn văn: “Tôi có một giấc mơ”?
Martin Luther King (1929-1968) vốn là một mục sư, một luật sư, là nhà hoạt động dân chủ, nhân quyền người Mỹ gốc Phi. Ông là tác giả bài diễn văn nổi tiếng: “Tôi có một giấc mơ” đọc năm 1963. Bài diễn văn thu hút hơn 250.000 người thuộc các chủng tộc khác nhau đến tham dự tại Đài Tưởng niệm Lincoln đến National Mall. "Tôi có một giấc mơ" (I have a Dream) được xem là một trong những bài diễn văn hay nhất trong lịch sử nước Mỹ. |
Câu 8: Bản giao hưởng số 3 hay còn gọi là Eroica được Ludwig van Beethoven viết tặng ai?
Bản Eroica được Beethoven viết năm 1804 nhằm tặng Napoléon Bonaparte với lời đề tặng: “Bonaparte đích thực” bày tỏ sự ngưỡng mộ của ông trước tài năng quân sự của Napoléon Bonaparte. Còn Haydn là thầy dạy nhạc của Beethoven và Chopin là một nhà soạn nhạc vĩ đại người Ba Lan. Louis Pasteur thì là nhà hóa học, nhà sinh vật học người Pháp mà lúc bản Eroica được viết, ông còn chưa sinh. |