Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Nguyên Thống đốc nói gì về đánh thuế tiền tiết kiệm?

Chỉ cần chia nhỏ số tiền gửi vào ngân hàng, đề xuất đánh thuế khoản tiết kiệm từ 500 triệu đồng trở lên sẽ vô tác dụng.

Nguyên Thống đốc nói gì về đánh thuế tiền tiết kiệm?

Chỉ cần chia nhỏ số tiền gửi vào ngân hàng, đề xuất đánh thuế khoản tiết kiệm từ 500 triệu đồng trở lên sẽ vô tác dụng.

Cuối tháng 2, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội bất động sản TP. Hồ Chí Minh (HOREA), cho biết hiệp hội kiến nghị cần sửa ngay chính sách lãi suất tiết kiệm thực dương (cao hơn chỉ số lạm phát) và chính sách không đánh thuế trên thu nhập từ tiền gửi tiết kiệm.

Cụ thể, HOREA đề nghị đánh thuế thu nhập những khoản tiền gửi tiết kiệm từ mức 500 triệu đồng trở lên, nhằm hướng dòng tiền trong dân thay vì gửi ngân hàng đổ vào đầu tư sản xuất, kinh doanh.

 

TS. Cao Sỹ Kiêm cho rằng, đề xuất đánh thuế khoản tiền gửi tiết kiệm từ 500 triệu đồng trở lên không có tính vững chắc,

Ông Cao Sỹ Kiêm, nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam nhận định: Đề xuất nêu trên không có tính vững chắc, hoặc không dựa trên cung cầu của thị trường.

Theo ông Cao Sỹ Kiêm, thứ nhất, người có tiền gửi tiết kiệm ở Việt Nam phần lớn là những người lao động, cán bộ về hưu... cần có nguồn tiền để đảm bảo đời sống. Dòng tiền tiết kiệm này đã đóng thuế rồi, như thuế thu nhập cá nhân, thuế qua kinh doanh… nếu đánh thuế này nữa thì là thuế chồng thuế . “Về mặt kinh tế thì không ai làm thế”, ông Cao Sỹ Kiêm khẳng định.

Thứ hai, về mặt tiền tệ, nguồn vốn lớn hiện nay của các ngân hàng là tiền tiết kiệm của dân. Thế nên cần để khuyến khích những người dân không biết làm ăn, hoặc họ tích lũy chưa cần làm ăn gửi vào tiết kiệm. Đây là nguồn tiền nhàn rỗi thực sự, và đó cũng là nguồn để ngân hàng có vốn cho vay ra.

Nếu đánh thuế thì người dân sẽ giảm gửi tiền đi, thậm chí thấy thiệt thòi họ sẽ không gửi nữa, dẫn đến ngân hàng không có vốn; và chính sách tiền tệ sẽ bị ảnh hưởng ngay lập tức.

Ông Cao Sỹ Kiêm nhấn mạnh, về tiền tệ thì đây là nguồn thu lớn, nguồn huy động vốn lớn để cung cấp, phục vụ sản xuất kinh doanh trong tình hình hiện nay, nếu tác động khiến người ta không gửi, hoặc hạn chế gửi sẽ gây khó khăn cho hoạt động ngân hàng.

Thứ ba, ở góc độ người gửi tiền tiết kiệm, ông Cao Sỹ Kiêm chia sẻ: “Việc người ta có tiền, họ muốn làm gì là quyền của họ. Không nên dùng biện pháp của mình để ép người ta vào cái mà người ta không muốn làm. Mình dùng một chính sách kinh tế mà không có cơ sở để buộc dòng tiền chảy vào 'cục bộ' theo ý kiến của mình thì không đươc”, ông Cao Sỹ Kiêm nói.

Thứ tư, theo ông Khiêm, khả năng này không thực hiện được vì chỉ cần làm một động tác là có thể vô hiệu hóa toàn bộ chính sách. Ví dụ nếu quy định là 500 triệu thì người gửi sẽ làm 10 sổ, mỗi sổ trị giá 50 triệu thì ai kiểm soát, khống chế được?

Một điểm nữa là khả năng kiềm chế là không thể, bởi tất cả dòng tiền này không ai kiểm soát một cách cụ thể được, chỉ có thể dùng chính sách để kiểm soát, ví dụ như nếu hệ thống ngân hàng muốn hướng dòng tiền chảy vào hệ thống thì phải dùng đến công cụ lãi suất hút vốn vào….

Ông Cao Sỹ Kiêm cho rằng, khi đưa đề xuất này ra, có vẻ như "họ" không hiểu được bản chất của tiền gửi tiết kiệm hoặc có mục đích khác theo ý đồ của một nhóm lợi ích.

Theo VnMedia

Theo VnMedia

Bạn có thể quan tâm