Nguyên nhân khiến các công dân Mỹ bị bắt ở Triều Tiên
Thứ ba, 20/6/2017 19:54 (GMT+7)
19:54 20/6/2017
Trong hầu hết vụ bắt giữ và giam cầm, Triều Tiên cáo buộc công dân Mỹ làm gián điệp, có hành động thù địch chống lại Bình Nhưỡng và tuyên án nhiều năm lao động khổ sai.
Sự việc Otto Warmbier, sinh viên 22 tuổi người Mỹ, qua đời sau 6 ngày được Triều Tiên thả tự do, đang được dư luận Mỹ và thế giới quan tâm. Ba công dân Mỹ vẫn đang bị giam giữ tại Triều Tiên, trong đó có ông Kim Dong Chul (ảnh). Theo Guardian, ông Kim bị kết án 10 năm tù và lao động khổ sai vào tháng 4/2016 vì tội làm gián điệp cho Hàn Quốc. Ảnh: AP.
Ông Kim Sang Duk (tên khác là Tony Kim) là một trong 3 công dân Mỹ đang bị giam giữ tại Triều Tiên. Giảng viên bộ môn kế toán của Đại học Khoa học và Công nghệ Bình Nhưỡng (PUST) bị bắt tại sân bay Bình Nhưỡng tháng 4/2012. Chính phủ Triều Tiên cáo buộc ông âm mưu lật đổ chế độ tại nước này. Ảnh: Facebook.
Người Mỹ thứ ba đang bị giam giữ tại Triều Tiên là ông Kim Hak Song, một giảng viên khác của PUST, bị bắt không lâu sau vụ bắt giữ ông Kim Sang Duk. Ông là người Triều Tiên, sinh ra tại Trung Quốc và chuyển đến Mỹ sinh sống vào thập niên 1990. Ông bị Bình Nhưỡng cáo buộc có các "hành động thù địch". Ảnh: CNN.
Matthew Miller, sinh năm 1989, bị tuyên án 6 năm lao động khổ sai tại Triều Tiên vào tháng 9/2014 nhưng được thả vào tháng 11 cùng năm. Miller sau đó nói rằng anh cố tình xé visa để bị bắt và trải nghiệm cuộc sống trong tù tại Triều Tiên. Cơ quan công tố Triều Tiên cho rằng anh làm vậy để che đậy âm mưu gián điệp. Ảnh: CNN.
Một công dân Mỹ khác được thả cùng đợt với Matthew Miller là ông Kenneth Bae, chủ một hãng lữ hành trụ sở tại Trung Quốc có các tour đến đặc khu kinh tế Rason của Triều Tiên. Ông bị tòa án Triều Tiên tuyên 15 năm lao động khổ sai với cáo buộc về "hành động thù địch" chống lại nước này vào năm 2013. Miller và ông được trả tự do sau khi có sự can thiệp của James Clapper, giám đốc Cơ quan Tình báo Quốc gia Mỹ (DNI) khi đó. Ảnh: Reuters.
Ông Jeffrey Edward Fowle vui mừng gặp lại con trai tại sân bay quân sự ở Ohio, Mỹ, sau khi được Triều Tiên trả tự do tháng 10/2014. Ông bị bắt vì để lại một quyển kinh thánh tại khách sạn nơi ông lưu trú ở Bình Nhưỡng mà theo Triều Tiên là hành vi "trái với mục đích du lịch". Trong một cuộc phỏng vấn, ông gửi lời xin lỗi đến cả hai chính phủ Mỹ và Triều Tiên vì đã gây phiền phức ngoại giao giữa hai nước. Ảnh: Dayton Daily News.
Ông Merril Newman, một cựu binh Mỹ từng tham gia Chiến tranh Triều Tiên, bị bắt vào tháng 10/2013 chỉ vài phút trước khi ông khởi hành tại sân bay Bình Nhưỡng. Đến ngày 29/11, hãng thông tấn KCNA tung ra đoạn video cho thấy ông Newman ký vào thư xin lỗi và thừa nhận về tội ác chiến tranh trong thời gian tham chiến ở Triều Tiên. Ông được thả sau 42 ngày giam giữ. Ảnh: Getty.
Cựu Tổng thống Jimmy Carter (trái) đã đàm phán với Triều Tiên để thả công dân Aijalon Gomes. Anh Gomes bị bắt vào năm 2010 sau khi nhập cảnh trái phép vào Triều Tiên từ Trung Quốc. Ảnh: Getty.
Trước đó, Triều Tiên từng chỉ đồng ý thả người sau khi cựu tổng thống Bill Clinton (thứ 2 từ trái sang) và cựu phó tổng thống Al Gore (thứ 2 từ phải sang) đến thăm vào năm 2009. Trong ảnh là hai nhà báo Laura Ling (đứng trước micro) và Euna Lee (ngoài cùng bên phải) khi họ đoàn tụ với gia đình ở Mỹ sau 140 ngày bị giam giữ tại Triều Tiên vì tội nhập cảnh trái phép. Ảnh: Getty.
Otto Warmbier, sinh viên Mỹ vừa được Triều Tiên trả tự do trong tình trạng hôn mê, đã qua đời. Warmbier từng bị Bình Nhưỡng kết án lao động khổ sai vì đánh cắp áp phích cổ động.
Ngày 29/2/2016, sinh viên người Mỹ Otto Warmbier đã khóc khi bị bắt và xét xử tại Triều Tiên. Warmbier vừa được về Mỹ ngày 13/6 sau 17 tháng thụ án và đã qua đời ngày 19/6.
Tổng thống Donald Trump cho biết ông "lên án sự tàn bạo của chế độ Triều Tiên" sau cái chết của sinh viên Mỹ Otto Warmbier, người được Bình Nhưỡng trả tự do sau 17 tháng bị giam.