Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Nguyễn Huy Tưởng suốt đời trăn trở về sáng tạo trong kịch và văn

Sách "Kịch và văn Nguyễn Huy Tưởng" đưa độc giả đến với "Vũ Như Tô", vở kịch như bản tuyên ngôn sáng tạo nghệ thuật của Nguyễn Huy Tưởng.

Nói về vị trí của Nguyễn Huy Tưởng đối với văn chương hiện đại Việt Nam, nhà nghiên cứu văn học Nguyên An từng nhận xét: “Nếu không có Nguyễn Huy Tưởng, văn đàn hiện đại Việt Nam, nhất là ở mảng lịch sử - truyền thống chắc là vơi đi sự bề thế, vẻ kỳ vĩ, tráng lệ và chất bi thương hào hùng”.

Nhìn lại sự nghiệp văn chương của Nguyễn Huy Tưởng có thể nhận thấy dù sáng tác ở thể loại văn hay kịch, đề tài xuất hiện thường trực trong các tác phẩm của ông là lịch sử.

Với Nguyễn Huy Tưởng, lịch sử có vai trò vô cùng quan trọng đối với mỗi quốc gia. Ông cũng tự dặn lòng trong những trang nhật ký: “Phận sự một người tầm thường như tôi, muốn tỏ lòng yêu nước, chỉ có một việc là viết văn quốc ngữ mà thôi”.

Sách Kịch và Văn Nguyễn Huy Tưởng tập hợp những tác phẩm hay nhất của ông, trong đó có vở kịch Vũ Như Tô nổi tiếng.

Sach Kich va van anh 1

Sách Kịch và văn Nguyễn Huy Tưởng. Ảnh: NXB Kim Đồng.

"Vũ Như Tô" - bi kịch của nghệ sĩ

Lịch sử trong sáng tác của Nguyễn Huy Tưởng có khi thấm đẫm sự chiêm nghiệm sâu sắc như trong Đêm hội Long Trì, hay trong Vũ Như Tô. Ông tái hiện lịch sử thời Lê - Trịnh, Lê Sơn ở góc nhìn từ những sự kiện văn hóa, đậm tính nhân văn, khắc khoải.

Lịch sử quốc gia không chỉ là một lịch sử chiến trường, chính trị. Với ngòi bút tài hoa của Nguyễn Huy Tưởng, lịch sử là những nét mềm mại nhưng trăn trở của những tài tử, văn nhân mang trong mình những khát vọng cao đẹp.

Đan Thiềm - Vũ Như Tô, hay Quỳnh Hoa - Bảo Kim đều là những nhân vật để lại dấu ấn sâu đậm trong tâm trí độc giả nhiều thế hệ bởi ở họ chất chứa những khao khát lớn lao. Không chỉ mang tầm vóc của lịch sử, những vấn đề của các nhân vật trong văn chương Nguyễn Huy Tưởng đến nay vẫn còn nóng rẫy hơi thở của thời đại.

Họ đều là những đại diện của tầng lớp trí thức, văn nghệ sĩ, sống giữa thời cuộc đầy biến động, nhưng luôn mang trong mình khao khát được vươn lên khỏi bùn lầy, được tạo nên những giá trị sống, giá trị nghệ thuật đích thực.

Sách Kịch và văn Nguyễn Huy Tưởng một lần nữa đưa độc giả đến với vở kịch Vũ Như Tô, một vở kịch như bản tuyên ngôn sáng tạo nghệ thuật của Nguyễn Huy Tưởng.

Vũ Như Tô đặt ra đầy đủ câu hỏi, buộc con người hôm nay, đặc biệt là những người sáng tạo, phải đối diện. Bản thể của sáng tạo là gì? Hành trình đó đau khổ, nhưng cũng cao quý ra sao? Nguyễn Huy Tưởng đã gửi gắm trọn vẹn triết lý nghệ thuật của mình trong tác phẩm.

Nói như nhà nghiên cứu phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên: “Vũ Như Tô là vở kịch đỉnh cao trong sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Huy Tưởng. Tính bi kịch của những nhân vật Vũ Như Tô còn tốn nhiều giấy mực. Nhất là khi chính những câu hỏi đấy, trong một lời tựa rất ngắn thôi, mà 2 lần kêu lên: Vũ Như Tô phải hay những kẻ giết Vũ Như Tô phải?”.

Sach Kich va van anh 2

Một số tác phẩm của Nguyễn Huy Tưởng. Ảnh: Báo Nhân Dân.

"Sống mãi với thủ đô" - thêm yêu lịch sử của Hà Nội

Sống mãi với thủ đô tái hiện không khí bi tráng của Hà Nội trong một lịch sử đấu tranh và hy sinh, khắc nghiệt và nên thơ.

Cách Nguyễn Huy Tưởng tạo dựng bầu không khí thủ đô những ngày ấy, với những sự kiện lịch sử nóng rẫy, đẫm không khí thời cuộc, trong cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc.

Nguyễn Huy Tưởng lựa chọn một lối viết thấm đẫm chất chiêm nghiệm, trữ tình, cuốn người đọc vào bầu không khí truyền thống. Chính điều đó khiến câu chuyện vượt xa khỏi nội dung tuyên truyền trở thành tác phẩm văn chương sâu sắc.

Nhà nghiên cứu Phong Lê viết: “Nhiều trang trong Sống mãi với thủ đô rạo rực một không khí hùng tráng của sử thi”.

Sach Kich va van anh 3

Nhà văn Nguyễn Huy Tưởng có vị trí quan trọng trong văn chương hiện đại Việt Nam. Ảnh: VOV.

Nguyễn Huy Tưởng yêu văn hóa truyền thống, cả cuộc đời trăn trở với việc gìn giữ hồn cốt linh thiêng của dân tộc.

Bởi thế, ông dụng công trong việc sử dụng những thủ pháp nghệ thuật truyền thống của dân tộc, đồng thời chú trọng trong việc dùng ngôn ngữ.

Ngôn ngữ văn chương Nguyễn Huy Tưởng vừa gần gũi vừa thâm thúy, được sử dụng uyển chuyển trong mỗi sáng tác.

Ngôn ngữ của ông vừa hiện đại, lại vừa giữ được nét thâm trầm của truyền thống.

Bởi thế, đọc văn chương của Nguyễn Huy Tưởng cũng có thể bồi dưỡng lòng yêu lịch sử, truyền thống của dân tộc, đồng thời thêm hiểu và yêu tiếng Việt.

Nguyễn Huy Tưởng (1912-1960) là nhà văn, nhà viết kịch Việt Nam nổi tiếng. Ông là tác giả của những tiểu thuyết lịch sử, vở kịch lớn như: Vũ Như Tô, Đêm hội Long Trì, Bắc Sơn, Sống mãi với thủ đô.

Năm 1995, Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội đã đặt tên cho một phố của thủ đô là Nguyễn Huy Tưởng, nối từ phố Vũ Trọng Phụng cắt ngang qua phố Nguyễn Tuân, đến đường Khuất Duy Tiến. Ông được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật năm 1996.

Những tình bạn chân thành, cảm động trong tiểu thuyết

Hãy cùng gặp gỡ những tình bạn tuyệt đẹp trong tiểu thuyết để vun đắp thêm niềm tin ở con người và cuộc sống.

Duoi gian gac cua cha hinh anh

Dưới giàn gấc của cha

0

Hình ảnh giàn gấc dây quấn quít vào nhau phủ bóng khắp sân vườn khiến tác giả liên tưởng những người cha mang bóng mát cho cuộc đời mỗi người con.

Thủy Nguyệt

Bạn có thể quan tâm