Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Nguy cơ ung thư thực quản khi tiêu thụ đồ uống nóng

Việc tiêu thụ những đồ uống quá nóng không phải là lựa chọn tốt để tăng cường sức khỏe. Trái lại, nó làm ảnh hưởng đến vị giác và tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư.

Thức uống nóng trên 60 độ C có thể khiến niệm mạc cổ họng bị tổn thương. Ảnh: Pixabay.

Theo Health Shots, nhiều người có xu hướng bắt đầu ngày mới bằng một tách cà phê nóng hổi, đặc biệt là trong thời tiết giao mùa. Thế nhưng, việc này có thể làm tăng khả năng mắc một số bệnh. Trên thực tế, các nghiên cứu đã phát hiện ra việc tiêu thụ đồ uống quá nóng có thể là nguyên nhân gây ung thư.

Bà Daljit Kaur, chuyên gia dinh dưỡng lâm sàng hàng đầu tại Fortis Escorts, New Delhi (Ấn Độ), đã chia sẻ với trang Health Shots về những tác hại của việc tiêu thụ đồ uống quá nóng.

Đồ uống nóng làm tổn thương thực quản

Theo bà Kaur, bất kỳ đồ uống nào ấm hơn 60 độ C đều được coi là quá nóng. Khi đi vào cơ thể, lượng thức uống với mức nhiệt này sẽ làm hỏng các tế bào bằng cách đốt cháy chúng và gây viêm.

Tình huống này có đáng lo ngại hay không phụ thuộc vào tần suất và số lượng đồ uống nóng. Trên thực tế, khi mọi người tiêu thụ đồ uống và thức ăn nóng hàng ngày, nó cũng là một vấn đề đáng lưu ý.

Do đó, bà Kaur khuyên mọi người không nên tiêu thụ đồ uống quá nóng, vì chúng có thể dẫn đến một số hậu quả nghiêm trọng.

Do uong nong anh 1

Tiêu thụ đồ uống nóng trong bữa ăn gây ảnh hưởng hệ tiêu hóa và quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng. Ảnh: Healthline.

Bà Kaur cho biết việc tiêu thụ đồ uống quá nóng sẽ gây ra nhiều vấn đề cho cơ thể. Ung thư thực quản có liên quan chặt chẽ với việc uống trà nóng và đồ uống nóng. Nhiệt độ nóng này sẽ gây tổn thương nhiệt cho cổ họng, thực quản, dẫn đến viêm nhiễm và hình thành các tế bào ung thư.

Một nghiên cứu năm 2019 được công bố trên Tạp chí Ung thư Quốc tế cho thấy tiêu thụ đồ uống nóng có thể làm tăng nguy cơ ung thư thực quản.

Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế báo cáo ung thư thực quản là loại ung thư phổ biến thứ 8 trên thế giới. Căn bệnh có tỷ lệ tử vong cao, cướp đi sinh mạng của gần 400.000 người mỗi năm.

Thực quản là ống dài giúp thức ăn cũng như chất lỏng đi vào cơ thể và đến dạ dày. Ung thư này xảy ra khi thực quản bị tổn thương thường xuyên do khói, rượu, trào ngược axit và đồ uống nóng.

Tổn thương lưỡi và vị giác

Bà Kaur thông tin tiêu thụ nhiều đồ uống quá nóng cũng ảnh hưởng đến vị giác vì tế bào quanh lưỡi rất nhạy cảm. Chúng có thể bị hư hại giống như bất kỳ tế bào nào khác khi tiếp xúc với đồ uống nóng. Nếu tiêu thụ đồ uống nóng thường xuyên và làm bỏng lưỡi nhiều lần, vị giác sẽ bị tổn thương vĩnh viễn.

Ngoài ra, đồ uống quá nóng còn ảnh hưởng đến môi. Trong nhiều trường hợp, môi sẽ bị bỏng và thâm đen. Việc này vừa gây tổn hại đến sức khỏe, vừa làm mất vẻ đẹp tự nhiên của mọi người. Không những vậy, chứng ợ nóng cũng có nguy cơ xảy ra cao hơn.

Bà Kaur cho biết những người bị loét dạ dày nên tránh đồ uống nóng vì nó có thể gây tổn thương nhiệt cho tế bào. Uống đồ uống nóng thường xuyên làm hỏng niêm mạc dạ dày, điển hình như việc uống trà hoặc cà phê quá nóng sẽ làm loãng dịch vị và cản trở quá trình tiêu hóa.

Không chỉ ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa, đồ uống nóng khiến cơ thể khó hấp thụ chất dinh dưỡng hơn so với đồ uống có nhiệt độ bình thường. Mọi người nên tránh tiêu thụ đồ uống nóng trong bữa ăn do chúng làm gián đoạn quá trình hấp thụ khoáng chất,vitamin và chất sắt của cơ thể.

Mục Sức khỏe của Zing giới thiệu đến độc giả cuốn sách Hà Thành hương xưa vị cũ do nhà báo Vũ Thị Tuyết Nhung chấp bút.

Cuốn sách mang tới những khảo nghiệm thú vị về văn hóa ẩm thực Hà Thành của một người Hà Nội gốc. Sách đầy ăm ắp những tư liệu cùng cảm xúc về ẩm thực Hà Nội từ những món ăn gần gũi đến những món ăn tao nhã gần như đã thất truyền.

Kỷ niệm và công đoạn làm mắm rươi cũng được tác giả tái hiện qua lời văn giàu xúc cảm. Những hình ảnh mộc mạc, không khí Hà thành ngày xưa sẽ lần lượt hiện về trong tâm trí của độc giả. Từ đó, gợi nhớ lại một thời ấu thơ gắn liền với biết bao con người tại mảnh đất nghìn năm văn hiến.

Chờ lịch hẹn hơn 2 tháng để khám tâm lý cho con ở TP.HCM

Chị Thùy đặt lịch hẹn khám tâm lý và kiểm tra IQ cho con tại 2 bệnh viện lớn nhưng danh sách chờ tại các đơn vị này kéo dài đến hết tháng 4.

Minh Uyên

Bạn có thể quan tâm