Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Dịch Covid-19

Nguồn lây của đợt dịch Covid-19 đang bùng phát tại các tỉnh phía Nam

Sau ổ dịch lớn tại TP.HCM, 17 địa phương ở khu vực phía Nam cũng ghi nhận bệnh nhân Covid-19.

Sau hơn 2 tháng chống chọi với làn sóng Covid-19 thứ 4, tình hình tại miền Bắc có xu hướng giảm nhiệt. Tuy nhiên, hơn 40 ngày qua, điểm nóng dịch chuyển về TP.HCM và 17 địa phương phía Nam.

Tại cuộc họp giao ban trực tuyến của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 TP.HCM ngày 4/7, Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn nhận định dịch không chỉ khu trú tại thành phố mà đã lan sang một số địa phương giáp ranh như Long An, Bình Dương, Đồng Nai và một số tỉnh xa có mối quan hệ rất mật thiết như Tiền Giang, Đồng Tháp… Mối giao thương hai chiều cũng tiềm ẩn nguy cơ dịch bệnh từ các địa phương.

Nguồn lây

TP.HCM là ổ dịch lớn nhất tại miền Nam. Làn sóng Covid-19 thứ 4 tại TP.HCM được chia thành 3 giai đoạn. Trong đó, giai đoạn từ ngày 15/6 đến nay có tốc độ lây nhiễm siêu nhanh, hơn 5.000 F0 mới chỉ sau 20 ngày.

Quận Bình Tân là địa phương lớn nhất ở TP.HCM. Thành phố đang phải đối mặt hàng loạt chuỗi lây nhiễm chưa rõ nguồn lây. Độ dài chu kỳ 1.000 ca nhiễm tại TP.HCM ngày càng ngắn lại, trung bình chỉ còn 1-2 ngày. Đến sáng 7/7, tổng F0 đã ghi nhận tại TP.HCM trong làn sóng thứ 4 là 8.385.

Sau đó, hàng loạt địa phương lân cận của thành phố ở phía Nam phát hiện F0. Điểm chung của những ổ dịch này đều có nguồn lây liên quan TP.HCM.

Ngày 29/5, Long An là tỉnh đầu tiên ở Đồng bằng Sông Cửu Long có ca mắc Covid-19. F0 ban đầu là BN6325, nam đầu bếp tại khách sạn Sheraton, số 88 Đồng Khởi, quận 1, TP.HCM. Người này quê quán ở xã Long Hậu, huyện Cần Giuộc.

Ngày 30/5, Long An ghi nhận hai trường hợp có kết quả xét nghiệm dương tính với nCoV. Đó là cặp vợ chồng quê ở xã Tân Thành, huyện Tân Thạnh. Họ sống tại TP.HCM và về thăm nhà ở Long An.

Sau đó, Long An phát hiện nhiều chuỗi lây nhiễm khác, đều liên quan bệnh nhân ở TP.HCM. Đến sáng 7/7, tỉnh đã ghi nhận 237 ca mắc Covid-19.

dich Covid-19 bung phat tai cac tinh phia Nam anh 1

Đồ họa: Thiên Nhan.

Ngày 5/6, Tiền Giang ghi nhận ca mắc Covid-19 đầu tiên của làn sóng thứ 4 - BN8430, là sinh viên và từng tiếp xúc gần một trường hợp F0. Bệnh nhân làm việc tại một quán chè trên đường Phạm Ngũ Lão, phường 3, quận Gò Vấp, TP.HCM. Sau hơn một tháng, Tiền Giang có tổng cộng 197 bệnh nhân Covid-19.

Tại Bình Dương, bệnh nhân đầu tiên (BN10584) được phát hiện vào ngày 12/6, có địa chỉ ở phường Tân Phước Khánh, thị xã Tân Uyên, làm nghề bán trà sữa tại phường Phú Mỹ, TP Thủ Dầu Một.

Với đặc thù nhiều khu công nghiệp, khả năng tiếp xúc cao, Bình Dương đối mặt nhiều ca F0 mới liên tiếp, hình thành chuỗi lây nhiễm liên quan các công ty. Trong đó, hai ổ dịch phức tạp nhất là phường Tân Phước Khánh (thị xã Tân Uyên) và Công ty Việt Nam House Wares (TP Thuận An). Tổng số bệnh nhân của Bình Dương đến thời điểm này là 998 ca.

Trà Vinh có 3 ca nhiễm trong cộng đồng xuất phát từ nam sinh quê ở huyện Cầu Kè, đang học tại một trường đại học ở TPHCM, tiếp xúc gần với ca nhiễm liên quan điểm nhóm truyền giáo Phục Hưng. Tổng F0 của tỉnh đến ngày 7/7 là 13.

Ngày 1/6, Đồng Tháp phát hiện trường hợp đầu tiên mắc Covid-19 trong đợt dịch này, Nam bệnh nhân 31 tuổi, trú tại huyện Tháp Mười, từng tiếp xúc 2 F0 liên quan điểm nhóm truyền giáo Phục Hưng (TP.HCM). Tỉnh đã ghi nhận 330 bệnh nhân Covid-19.

Phân tích nguồn lây Covid-19 tại các tỉnh phía Nam
Nguồn: Bản đồ An toàn Covid-19, Bộ Y tế.
NhãnSống cùngLây nhiễm ở nơi làm việcTiếp xúc công việc hàng ngàyNgười thân, hàng xómF1 trong KCNCùng sinh hoạt tôn giáoLiên quan bệnh việnLấy mẫu xét nghiệm, khai báo y tếPhương tiện giao thôngGặp gỡ, liên hoan
Số F0 Người 862505454277563991322

Trường hợp đầu tiên mắc Covid-19 trong cộng đồng của tỉnh Đồng Nai được phát hiện ngày 5/5. Người này trú tại phường Xuân Thanh, TP Long Khánh và từng làm việc ở quán bar New Phương Đông (Hải Châu, Đà Nẵng), có tiếp xúc F0. Ca bệnh chỉ điểm ban đầu của người này cũng đến từ TP.HCM, liên quan điểm nhóm truyền giáo Phục Hưng. Số bệnh nhân ghi nhận tại Đồng Nai là 90 người.

Ngoài ra, một số tỉnh như Cần Thơ, Kiên Giang, Bến Tre, Sóc Trăng... cũng đã ghi nhận những ca F0 đầu tiên, số lượng ít.

Tại cuộc họp trực tuyến sáng 4/7 giữa Thủ tướng Chính phủ với TP.HCM và 7 tỉnh lân cận phía Nam, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long nhận định dịch ở những địa phương này đang diễn biến nhanh, phức tạp. Ông dự báo các tỉnh phía Nam sẽ tiếp tục ghi nhận ca mắc Covid-19 mới do mầm bệnh đã lưu hành trong thời gian dài tại nhiều nơi.

Cơ cấu số ca bệnh theo nghề nghiệp
Nguồn: Bản đồ An toàn Covid-19, Bộ Y tế.
NhãnCông nhânBuôn bán hàng hoáỞ nhàNhân viên văn phòngHọc sinh/sinh viênLao động tự doTrẻ emNhân viên y tếNhân viên dịch vụKhác
Số F0 % 38.811.410.48.37.15.54.12.92.29.3

Nguyên nhân

Theo Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn, việc số ca mắc Covid-19 tại TP.HCM tăng nhanh trong thời gian gần đây có nhiều lý do.

Đầu tiên là tính chất phức tạp của biến chủng Delta. Đây là biến chủng có khả năng lây lan rất nhanh, nhất là khi tiếp xúc gần. Khi TP.HCM biến thành ổ dịch lớn, các hoạt động giao thương giữa các địa phương lân cận trở thành nguy cơ.

Thứ hai, các F0 có lịch trình di chuyển phức tạp, tiếp xúc nhiều, khiến dịch lan nhanh từ TP.HCM sang các tỉnh lân cận. Khi bị lây nhiễm virus, các F0 không hay biết, "lẩn khuất" trong cộng đồng nên đã đến nhiều điểm công cộng trong thời gian dài.

Các bệnh nhân có chung đặc điểm là làm nghề nghiệp thường xuyên phải tiếp xúc, giao tiếp với nhiều người. Một số tỉnh dịch lây theo lái xe đường dài, dẫn tới việc không thể phát hiện kịp thời. Việc khoanh vùng và xử lý của nhiều địa phương không kịp tốc độ lây lan.

Đến khi truy được F0, số lượng người liên quan đã rất lớn, virus lây nhiễm tới nhiều chu kỳ. Điều này chứng tỏ virus đã âm thầm lây lan trong khoảng thời gian dài, khiến ổ dịch tại TP.HCM và nhiều tỉnh phía Nam phức tạp hơn.

Thứ 3, do đặc tính virus lây nhiễm mạnh, đợt dịch lần này ở phía Nam bùng phát nhiều trong các gia đình, nơi làm việc, nhà trọ, đặc biệt tòa nhà văn phòng, cơ sở chế biến thực phẩm đông lạnh...

Bên cạnh đó, theo GS.TS Phan Trọng Lân, Viện trưởng Viện Pasteur TP.HCM, công nhân mắc Covid-19 không triệu chứng đi làm cũng là nguyên nhân khiến quần thể người lao động bị lây nhiễm.

Khu vực phía Nam cũng đã ghi nhận một số trường hợp có triệu chứng hoặc dương tính SARS-CoV-2 chỉ sau hơn một ngày tiếp xúc phơi nhiễm.

Hiện tại, tình hình dịch Covid-19 tại TP.HCM và các tỉnh phía Nam vẫn được đánh giá là rất khó lường. Điều cần làm lúc này đó là tăng cường tốc độ truy vết, đẩy nhanh quá trình tiêm chủng vaccine.

Bên cạnh đó, người dân cần có ý thức chấp hành nghiêm các quy định phòng, chống dịch. F0 có thể lẩn khuất ở bất kỳ đâu, do đó, chúng ta không nên ra ngoài khi không cần thiết, hạn chế di chuyển, đi lại để tránh bị lây nhiễm.

Bộ Y tế xem xét dùng thuốc mới trong điều trị người mắc Covid-19

Trước những cập nhật của Tổ chức Y tế Thế giới, các chuyên gia Việt Nam cũng xem xét sử dụng kháng thể đơn dòng, thuốc đông y trong chẩn đoán, điều trị Covid-19.

Người dân tại TP.HCM cần đến đâu để xét nghiệm sàng lọc Covid-19?

Tại TP.HCM, gần 50 cơ sở y tế, bệnh viện được cấp phép thực hiện xét nghiệm khẳng định rRT-PCR và test nhanh kháng nguyên.

Dịch Covid-19

Thiên Nhan

Bạn có thể quan tâm