Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Người xây nền móng công nghệ cho ACB

Ông Lê Vũ Kỳ là một trong những gương mặt làm nên mô hình quản trị độc lập tại ACB, và là người tạo nền móng cho hệ thống ngân hàng lõi (core banking) của nhà băng này.

Người xây nền móng công nghệ cho ACB

Ông Lê Vũ Kỳ là một trong những gương mặt làm nên mô hình quản trị độc lập tại ACB, và là người tạo nền móng cho hệ thống ngân hàng lõi (core banking) của nhà băng này.

Nhận phụ trách mảng công nghệ thông tin của Ngân hàng Á Châu (ACB) đúng năm xảy ra khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997, ông Kỳ cho biết, thời kỳ đó, ít người tin công nghệ có thể phát triển ngân hàng. Đề án của ACB bắt đầu triển khai năm 1999 nhưng gặp sự cố, mất hơn 1 năm, dự án mới chạy lại.

 

 Lê Vũ Kỳ- cựu Phó chủ tịch ACB vừa bị khởi tố

Khi đó, trong vai trò Phó tổng giám đốc ACB, Lê Vũ Kỳ là người đặt tham vọng thay đổi thói quen thanh toán của người dân dựa vào công nghệ thông tin. Khi ACB mở tổng đài, khách chỉ cần mở tài khoản, gọi điện thì ngân hàng sẽ thanh toán điện, nước, điện thoại… nhưng người dân vẫn quen tự đóng tiền khiến cho vị lãnh đạo ACB trăn trở.

Ông cũng là người đầu tiên xác định mục tiêu cấp bách trong công nghệ thông tin của ACB là tăng cường tính an toàn hệ thống. Kỷ yếu của ACB về quá trình hoạt động ghi nhận, giai đoạn ông Lê Vũ Kỳ làm Phó tổng giám đốc là thời kỳ nhà băng dồn sức để phát triển sau khi thành lập. Thời kỳ này, mảng công nghệ thông tin ngân hàng được chú trọng tuyệt đối.

Cuối năm 2001, kế thừa sự triển khai chương trình hiện đại hóa thông tin ngân hàng từ năm 1999, ACB vận hành hệ thống công nghệ ngân hàng lõi. Khi này, mọi phòng giao dịch và chi nhánh nối mạng với nhau, dùng chung cơ sở dữ liệu tập trung. Phần này có công sức đóng góp không nhỏ của Phó tổng giám đốc Lê Vũ Kỳ- người được giao phụ trách mảng công nghệ thông tin, vốn còn là khái niệm "xa xỉ" với không ít nhà băng ở thời kỳ đó.

Sau khi ký kết thỏa thuận hỗ trợ kỹ thuật toàn diện với Ngân hàng Standard Chatered vào năm 2005, khi đó ACB - dưới sự "chủ trì" công nghệ thông tin của Lê Vũ Kỳ cũng bắt đầu triển khai giai đoạn 2 của chương trình hiện đại hóa công nghệ ngân hàng. Nhưng mãi đến năm 2010, Trung tâm dữ liệu dự phòng đạt chuẩn của ACB tại Đồng Nai mới được xây dựng. Khi đó, Lê Vũ Kỳ đã không còn là Phó tổng giám đốc mà chuyển sang làm Phó chủ tịch HĐQT.

Không xuất hiện nhiều trên các phương tiện truyền thông, song những lần trả lời phỏng vấn hiếm hoi của Lê Vũ Kỳ phác ra chân dung một người ít nói, nghiêm túc và lời lẽ ngắn gọn, xúc tích. Khi ACB nhận được giải thưởng về công nghệ thông tin năm 2006, trả lời báo chí, ông Kỳ nói ngắn gọn về ý tưởng xây trung tâm dự phòng dữ liệu: “ACB đang tăng trưởng rất nhanh cả về quy mô bề rộng lẫn dịch vụ bề sâu. Vai trò của công nghệ thông tin ngày càng quan trọng. Năm tới, chúng tôi sẽ nỗ lực xây dựng xong trung tâm dự phòng”.

Trong hồ sơ của ACB, ông Lê Vũ Kỳ là Tiến sĩ Toán- Lý của Đại học Tổng hợp Matxcova (Nga). Ông Kỳ cũng có thời gian làm tại Bộ Quốc phòng, Viện Năng lượng nguyên tử quốc gia trước khi tham gia vào ACB. Tính đến ngày 28/9, ông Lê Vũ Kỳ còn nắm hơn 1,3 triệu cổ phiếu ACB trị giá 18,7 tỷ đồng. Con gái ông này là Lê Nguyệt Ánh nắm hơn 1,9 triệu cổ phiếu ACB, tương đương 33 tỷ đồng.

Trước đó, hôm 18/9, cùng với cựu Chủ tịch HĐQT ACB Trần Xuân Giá và cựu Phó chủ tịch Trịnh Kim Quang, ông Lê Vũ Kỳ đã từ nhiệm vị trí Phó chủ tịch tại HĐQT ngân hàng này với lý do cá nhân. ACB cho biết, vụ từ nhiệm đình đám của 3 lãnh đạo này cũng liên quan đến việc đồng ý để cựu Tổng giám đốc Lý Xuân Hải ký ủy quyền 19 nhân viên đem gửi hơn 718 tỷ đồng tại Vietinbank. Tiếp đó, ông Kỳ cùng 2 người đồng nghiệp khác cùng bị khởi tố vì có liên quan đến việc phê duyệt chủ trương ủy thác đầu tư thông qua các nhân viên (vụ liên quan đến Lý Xuân Hải).

Nhận xét về các lãnh đạo của ACB vừa từ nhiệm, một chuyên gia tài chính ngân hàng chia sẻ, những con người của ACB, trong đó có Lê Vũ Kỳ đều có nhiệt huyết lớn và chuyện bị khởi tố vừa rồi là tai họa. Dù thế, theo ông này, sự việc nói trên cũng là bài học để người làm ngân hàng rút ra kinh nghiệm cho mình. Ông chia sẻ, hiện tại, nhiều ngân hàng vẫn đang cố tìm lợi nhuận dựa vào hình thức ủy thác đầu tư, trước áp lực của cổ đông đề ra từ phiên đại hội đầu năm, nếu không cẩn thận có thể rủi ro lớn.

Lan Anh

Theo Infonet

Lan Anh

Theo Infonet

Bạn có thể quan tâm