Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Người Việt buôn lậu ngà voi, giấu cá trong túi quần

Thái Lan đã bắt một cặp vợ chồng người Việt vì nghi ngờ cố gắng buôn lậu hơn 100 kg ngà voi châu Phi sang Campuchia qua cửa ngõ Bangkok.

 

Cơ quan chức năng Thái Lan hôm 30/8 cho biết người chồng tên là Pham Ngoc Tuan và vợ là Pham Thi Kim Chi. Cả hai bị bắt hôm 29/8 tại sân bay Suvarnabhumi sau khi các quan chức hải quan tìm thấy những mảnh chạm khắc của 23 ngà voi châu Phi trong 4 vali. 105 kg ngà voi được chia thành nhiều khối dài 30 cm cùng với nhiều dây chuyền ngà voi, trong đó có một dây chuyền ước tính trị giá 500.000 USD.

105 kg ngà voi được chia thành nhiều khối dài 30 cm cùng với nhiều dây chuyền ngà voi. Ảnh: Bangkokpost.

“Đây là lần đầu tiên chúng tôi bắt giữ người châu Á buôn lậu ngà voi châu Phi đến châu Á” - Phó Cục trưởng Cục Hải quan Yuttana Yimgurund nói. Theo ông Yuttana Yimgurund, trong những lần buôn lậu ngà voi trước đây, các băng nhóm thường sử dụng các công dân có quốc tịch châu Phi.

Nếu bị kết tội buôn lậu và kinh doanh các loài động vật hoang dã nguy cấp, cặp vợ chồng trên phải đối mặt với án tù tối đa là 4 năm. Hai vợ chồng bay đến Bangkok trên chuyến bay của hãng hàng không Ethiopia từ Angola. Họ đã đặt vé của hãng Bangkok Airways để đến Siem Reap - Campuchia.

Cũng trong ngày 30/8, cảnh sát New Zealand thông báo một người Việt Nam đã bị bắt quả tang đang cố gắng “buôn lậu” cá sống ở nhiệt đới đến nước này trong túi quần. Theo lời các quan chức Hải quan New Zealand, họ nhận thấy túi quần người đàn ông phồng lên và có vệt nước rỉ hiện rõ khi anh ta đến sân bay Auckland từ Úc.

Người đàn ông bỏ túi hai bao ni lông đựng 7 con cá. Ảnh: MPI.

Anh giải thích rằng mang theo nước vì sợ khát, song mọi sự vỡ lẽ khi nhân viên hải quan yêu cầu đưa bằng chứng. Trong hai túi đựng đầy nước là 7 con cá. Người đàn ông nói rằng ông đem cá đến New Zealand cho một người bạn.

Bộ Công nghiệp cơ bản cho biết sẽ xử phạt người đàn ông này. Giới chức New Zealand lo ngại “cá có thể mang mầm bệnh hoặc có thể thay thế các loài bản địa” nên họ thực hiện rất nghiêm túc Đạo Luật An toàn sinh học.

Theo Người Lao Động

Bạn có thể quan tâm