Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Người Trung Quốc mua 100 ha đất: Dấu hiệu đầu tư 'chui'

Công ty Nguyên Long Sơn được thành lập với chủ là người Việt, nhưng chỉ  2 tháng sau đã chuyển sở hữu sang 2 người Trung Quốc và văn phòng được đưa về một quán cà phê.

Người Trung Quốc mua 100 ha đất: Dấu hiệu đầu tư 'chui'

Công ty Nguyên Long Sơn được thành lập với chủ là người Việt, nhưng chỉ  2 tháng sau đã chuyển sở hữu sang 2 người Trung Quốc và văn phòng được đưa về một quán cà phê.

Ông Phạm Phú Thạnh - người chuyển nhượng diện tích đất hơn 100 ha đất nông nghiệp cho Công ty TNHH Nguyên Long Sơn (thuộc Tập đoàn Nguyên Hinh, Trung Quốc) cho biết, ông chỉ là đại diện các hộ dân trong việc chuyển nhượng đất .

Đã giao hết giấy đỏ

Theo ông Thạnh, việc ông Zhong có văn bản cho rằng chuyển cho ông 13,5 tỉ đồng và chưa nhận bất cứ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nào là bịa đặt, không trung thực. Tính đến nay, ông mới nhận 10,5 tỉ đồng và đã giao toàn bộ “giấy đỏ” cho ông Zhong. Trong số 10,5 tỉ đồng chuyển tiền mua đất, luật sư của ông Zhong đã yêu cầu ông lập một “hợp đồng vay vốn” 4,5 tỉ đồng, lãi suất 0%, điều kiện là ông Thạnh giao thêm 11 giấy đỏ diện tích hơn 75.000 m2 và giấy tờ trụ sở công ty.

Người đại diện cho các hộ dô chuyển nhượng đất cho biết, có việc vay vốn “khống” là do ông Zhong lo sợ sau khi có giấy chứng nhận đầu tư, ông Thạnh chỉ có 5% vốn trong Công ty Nguyên Long Sơn (tương đương 4,5 tỉ đồng) sẽ “lật kèo” không bán lại cổ phần nên giữ giấy tờ để làm tin. Hơn nữa, động thái này chủ yếu là lách luật để đầu tư “chui”.

Tuy nhiên, từ ngày 8/5 đến nay, ông Zhong đã rời khỏi Bình Thuận mang theo toàn bộ giấy tờ mua bán đất cũng như số giấy đỏ mà ông Thạnh đã thế chấp trong hợp đồng vay vốn “khống”. Theo ông Thạnh, ông Zhong nói đang bận thu mua trái vải tại Hưng Yên và đến tháng 9/2012 mới vào Bình Thuận được.

Diện tích thực tế tới 160 ha

Theo hồ sơ, diện tích đất nông nghiệp mà ông Zhong mua tại xã Hàm Chính (huyện Hàm Thuận Bắc) trên giấy tờ là 100 ha nhưng thực tế lên đến 160 ha. Ngoài ra, việc chuyển mục đích sử dụng với hơn 11.000 m2 đất lúa hai vụ tại Hàm Đức (Hàm Thuận Bắc) thành đất sản xuất kinh doanh để cho công ty này mở văn phòng, nhà xưởng có dấu hiệu sai pháp luật về đất đai. Khu vực trên nếu là đất lúa thì thời hạn sử dụng đến hết tháng 12/2013, trong khi chuyển mục đích thành đất kinh doanh thì thời hạn sử dụng là 50 năm và bắt đầu từ năm 2012.

Ngoài ra, việc đăng ký kinh doanh cũng có nhiều dấu hiệu đáng ngờ. Ngày 30/12/2011, ông Phạm Phú Thạnh đứng ra thành lập Công ty TNHH Long Nguyên Sơn với vốn điều lệ 90 tỉ đồng. Trong đó, ông Thạnh làm giám đốc với số vốn góp 20% tương đương 18 tỉ đồng và thành viên người Việt còn lại góp 72 tỉ đồng.

Tuy nhiên, chỉ hai tháng sau (ngày 28/2), công ty này đã đăng ký thay đổi. Theo đó, tên công ty và vốn điều lệ được giữ nguyên nhưng có thêm hai thành viên quốc tịch Trung Quốc là ông Huang Bi Qiu (góp 30% vốn, tương đương 27 tỉ đồng) và ông Zhong Heng Shan - Giám đốc (góp 60% vốn, tương đương 54 tỉ đồng). Vốn góp của ông Thạnh và thành viên người Việt giảm xuống, mỗi người chỉ còn 5%, tương đương 4,5 tỉ đồng.

Cả hai giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh này (mới và cũ) đều do ông Nguyễn Ngọc Nam, Phó phòng Đăng ký kinh doanh Sở KH&ĐT tỉnh Bình Thuận, ký. Sau đó, ông Thạnh đã giao toàn bộ hồ sơ, con dấu của công ty cho ông Zhong và người Trung Quốc này đã thuê lại một quán cà phê ở xã Hàm Đức làm văn phòng. Văn phòng công ty chỉ gồm có Giám đốc Zhong và một bảo vệ người Việt.

Chính việc thay đổi đăng ký kinh doanh đã làm sự việc bị phát hiện. Hiện tại, Công an tỉnh Bình Thuận đã vào cuộc điều tra theo chỉ đạo của UBND tỉnh.

Theo Pháp luật TP HCM

 

Theo Pháp luật TP HCM

Bạn có thể quan tâm