Trong ngành phát triển sản phẩm, từ thực tập sinh đến nhân viên chính thức cần 2-3 năm, song với các bạn trẻ đủ nỗ lực, đam mê, Zalo PMT có thể giúp rút ngắn quãng đường.
Đa số bạn trẻ phải mất 2-3 năm để phát triển từ một thực tập sinh đến nhân viên chính thức trong ngành phát triển sản phẩm (product). Song nếu là một người trẻ hội tụ đủ đam mê, kiến thức và nỗ lực, Zalo PMT - chương trình tuyển dụng và đào tạo thế hệ product lớn nhất do Zalo tổ chức thường niên - sẽ là bệ phóng hoàn hảo cho các bạn.
Nhiều người sẽ bất ngờ khi biết đa số các quản lý cấp cao về xây dựng và phát triển sản phẩm (Product Manager) tại Zalo có xuất phát điểm từ nhiều ngành học khác nhau và không phải ai cũng sở hữu nền tảng công nghệ thông tin.
Cũng là một tay ngang thử sức với phát triển sản phẩm, Nguyễn Minh Thông (cựu sinh viên ngành Logistics ĐH RMIT Việt Nam) tham gia chương trình Zalo PMT 2021 trong lúc chưa xác định được định hướng nghề nghiệp rõ ràng.
Kể về hành trình của mình, Minh Thông cho biết trong lúc học Logistics, anh đã bắt đầu thực tập ở một số công ty công nghệ. Thời gian này, Minh Thông nhìn nhận nhiều vấn đề khó giải quyết mà nguyên nhân cốt lõi nằm ở sản phẩm nên đã quyết định tự tìm hiểu về ngành này.
“Mình chọn Zalo vì cấu trúc và độ đầu tư của chương trình, mình tin rằng đứng trên 'vai người khổng lồ' sẽ là bước đệm tốt nhất để bắt đầu sự nghiệp product. Thật ra mình đăng ký thi với tâm lý thử để biết không ngờ gắn bó đến hiện tại”, Thông chia sẻ.
Với Thông, xuất phát điểm từ ngành công nghệ hay các ngành khác đều có điểm thuận lợi và thách khi vào nghề product.
“Mình nghĩ các bạn xuất phát từ ngành công nghệ sẽ có nền tảng tốt, nắm rõ về quy trình nên dễ triển khai. Còn các bạn xuất phát từ ngành kinh tế sẽ có lợi thế về tầm nhìn, lên kế hoạch và chiến lược. Điều quan trọng là mình phải bước ra khỏi vùng an toàn và chấp nhận học hỏi những thứ mới”, Thông đúc kết từ kinh nghiệm bản thân.
Zalo PMT 2021 kết thúc, Minh Thông trở thành chuyên viên phát triển sản phẩm (Product Executive) và vẫn làm việc tại Zalo.
"Zalo đã cho mình một khởi đầu tuyệt vời, với mình đây chính là con đường phát triển ngắn nhất - nhanh nhất trong lĩnh vực quản lý và phát triển sản phẩm tại Zalo", Thông chia sẻ.
Trong Zalo PMT 2021, Thu Uyên là nữ thủ khoa tài năng, bản lĩnh của chương trình. Nhìn lại bản thân sau một năm chinh phục thành công Zalo PMT, Uyên luôn thấy bản thân đã đúng đắn khi chọn tham gia chương trình.
Bước ra từ Zalo PMT 2021, Uyên vừa có được nền tảng kiến thức vững chắc vừa được trau dồi kinh nghiệm thực chiến, ứng dụng vào các sản phẩm và tác động đến hàng chục triệu người dùng.
Kết thúc vai trò là thực tập sinh, công việc đầu tiên Uyên được phân bổ tại Zalo là Quản lý trang Nhật ký trên ứng dụng chat Zalo. Sau khi dự án hoàn thành, Uyên được chuyển sang Zing MP3 để đón nhận những thử thách mới.
Luân chuyển sản phẩm đồng nghĩa với việc Uyên phải tìm hiểu lại từ đầu về sản phẩm mới. Với một sản phẩm lớn và lâu đời như Zing MP3, Uyên được trải nghiệm “cảm giác mạnh” khi thường xuyên phải đối diện với các vấn đề của hàng chục triệu người dùng, điều mà nếu không phải ở Zalo thì Uyên sẽ không có được.
Không chỉ riêng Thu Uyên trải nghiệm cảm giác này mà tinh thần "đón nhận thách thức" từ lâu đã trở thành một điều quen thuộc tại Zalo. Hành trình trở thành một Zalo PMT đã mang đến cho các bạn nhiều trải nghiệm, bên cạnh việc trau dồi kiến thức kỹ năng.
Các bạn PMT được tham dự các hoạt động khác nhau như trekking chinh phục các cung đường khó như Fansipan, Tà Giang, tham gia hoạt động chèo sup... để phần nào cảm nhận văn hóa đón này.
“Sau khi chương trình đào tạo Zalo Product Management Trainee khép lại, hai động lực to lớn khiến mình vẫn muốn gắn bó lâu dài với Zalo chính là con người và sản phẩm”, Tô Phương Uyên - cựu Zalo PMT 2021 - chia sẻ.
Chia sẻ với Zing, Phương Uyên cho rằng kết thúc chương trình Zalo PMT 2021, Uyên có hai động lực chính để tiếp tục gắn bó với công việc phát triển sản phẩm tại nơi đây.
Một là con người, các chuyên viên tại Zalo đều rất giỏi, kinh nghiệm nhiều năm, nhờ sự dẫn dắt của họ mà Uyên được định hướng ngay từ đầu khi theo đuổi công việc này, từ đó giúp cô có mục tiêu rõ ràng trong việc theo đuổi nghề phát triển sản phẩm.
Hai là sản phẩm, ứng dụng nhắn tin Zalo là app hữu ích, giúp kết nối hơn 70 triệu người dân Việt Nam trong suốt nhiều năm qua, cô muốn góp phần vào việc mang lại giá trị cho người Việt thông qua việc phát triển sản phẩm Zalo.
Bên cạnh Phương Uyên, Duy Khánh - thực tập sinh tham gia Zalo PMT 2021 và hiện đảm nhiệm chính xây dựng tính năng của Ví QR trên Zalo cũng khẳng định kết thúc 4 tháng tham gia chương trình nhưng hành trình của anh không dừng lại.
Kết thúc chương trình, Khánh trở thành nhân viên chính thức tại Zalo, mỗi ngày làm việc Khánh lại được học hỏi từ các đồng nghiệp, phát triển và tạo dựng ảnh hưởng cho người dùng Việt Nam.
Đối với Khánh, bước đầu của việc trở thành một người làm sản phẩm tốt gói gọn trong một chữ "học". Khánh phải học từ kiến thức nền tảng, cách tiếp cận vấn đề, giải pháp đề xuất, ưu thế cạnh tranh và những rủi ro tiềm ẩn khi xây dựng một tính năng... dưới góc nhìn của một người quản lý sản phẩm.
“Không phải toàn bộ kiến thức ở trường đều có thể áp dụng khi làm công việc xây dựng - quản lý và phát triển sản phẩm tại Zalo. Mình đã phải học thêm rất nhiều kiến thức mới để phục vụ cho công việc. Trải nghiệm công việc ở Zalo, mình có vấp ngã, có bài học, có thấy sự phát triển của bản thân theo từng dự án”, Khánh cho biết.