Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Người tiêu dùng trước thông tin nước có ga tăng giá 10%

Kết quả khảo sát chỉ ra rằng 74% số người được phỏng vấn cho rằng đối tượng thu nhập thấp sẽ chịu thiệt thòi nhiều hơn nếu nước ngọt có ga tăng giá.

Một khảo sát được thực hiện đầu tháng 4 về suy nghĩ và hành vi của người tiêu dùng tại Việt Nam nếu có sự thay đổi về giá bán lẻ các sản phẩm nước giải khát có ga không cồn.

Theo khảo sát được thực hiện bởi công ty nghiên cứu thị trường Epinion (Đan Mạch), người tiêu dùng đồng thuận rằng cơ cấu giá nếu buộc phải thay đổi theo hướng tăng lên (trong trường hợp này là 10%) sẽ gây ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp, người tiêu dùng, và nhà bán lẻ; và đa số xác nhận sẽ chuyển sang sử dụng những sản phẩm nước giải khát đồng dạng khác.

Epinion đã thực hiện khảo sát trên 600 đối tượng tuổi từ 15 đến 49, phân bổ tại hai khu vực Hà Nội và TP.HCM. Đối tượng khảo sát tập trung ở khu vực thành thị và các vùng ngoại thành, với 43% người tham gia có mức thu nhập dưới 7,5 triệu đồng/tháng. 80% số người được hỏi cho biết đã sử dụng nước ngọt có ga trong 3 tháng trở lại.



Kết quả khảo sát

Theo khảo sát trên 600 người tiêu dùng, có tới 60% người được hỏi nhận định nước ngọt có ga nếu phải tăng giá sẽ tác động tới toàn bộ ngành công nghiệp này. Lý do được nêu ra là do nhu cầu tiêu thụ nước giải khát có thể giảm dẫn đến doanh thu toàn ngành nước giải khát sẽ sụt giảm theo.

74% số người được phỏng vấn cho rằng đối tượng thu nhập thấp sẽ chịu thiệt thòi nhiều hơn bởi việc nước ngọt có ga bị áp thuế, do túi tiền eo hẹp của nhóm đối tượng này nên phần trăm tăng (ở mức tăng giá 10%) so với tổng thu nhập của họ sẽ có sự chênh lệch rõ rệt hơn so với nhóm thu nhập cao.

74% cũng là tỷ lệ đồng thuận rằng các hộ kinh doanh nước ngọt có ga bán lẻ, như tiệm tạp hoá, gánh rong sẽ chịu ảnh hưởng khi lượng cầu cho mặt hàng này giảm.

Trong khi đó, 80% người trả lời lo ngại rằng nhu cầu tiêu dùng hàng ngày của mình sẽ mất đi một lựa chọn trong tầm chi trả. Cũng cần lưu ý rằng, trong số 600 người được hỏi, 40% xác nhận rằng họ thường mua nước giải khát có ga tại các kênh bán lẻ truyền thống.

Như vậy, người tiêu dùng lo ngại mức tăng giá 10%, kéo theo sự tăng giá của sản phẩm, sẽ tác động tới mọi thành phần kinh tế - xã hội, từ doanh nghiệp, người bán lẻ, đến người tiêu dùng, đặc biệt là người tiêu dùng thu nhập thấp.



Con số biết nói

Không giống như rượu, bia, thuốc lá, hay các xa xỉ phẩm; người tiêu dùng đại chúng nhận thức rõ nhu cầu của mình đối với một sản phẩm phổ thông như nước ngọt có ga.

Có 73% người trả lời chọn giải pháp chuyển sang sử dụng nước ngọt thay thế, như nước tăng lực, trà uống liền, sữa hộp, nước hoa quả... Đây là điều dễ hiểu, do về nguyên tắc, khi một mặt hàng tiêu dùng đại trà có biến động về giá cả, ở đây là nước giải khát có ga không cồn tăng giá 10%, thì phần đông người tiêu dùng sẽ chọn giải pháp dịch chuyển sang các mặt hàng thay thế không bị tăng giá để cân bằng chi tiêu. Điều đáng lưu ý khi đa số các sản phẩm thay thế đều có hàm lượng đường (năng lượng) tương đương hoặc thậm chí cao hơn nước giải khát có ga.

Trong số 600 người được hỏi, có tới 28% cho biết sẽ vẫn giữ thói quen tiêu dùng nước ngọt có ga bất kể khi giá đã tăng.

Tư liệu: HTH

Nuoc ngot co ga bi oan? hinh anh

Nước ngọt có ga bị oan?

0

Dự thảo luật sửa đổi Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt với việc lần đầu tiên đề xuất đánh thuế tiêu thụ đặc biệt 10% đối với nước ngọt có ga đang vấp phải sự phản ứng từ giới chuyên gia.

Bạn có thể quan tâm