Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Người Singapore, Paris, New York làm việc bao lâu mới mua được nhà?

Ở các thành phố lớn trên thế giới như Hong Kong, Paris, London người dân mất 13-22 năm làm việc để mua căn hộ 60 m2.

Người dân tại các thành phố lớn trên thế giới cũng "đau đầu" với bài toán mua nhà do giá bất động sản đắt đỏ. Ảnh: Bloomberg.

Thu nhập bình quân hàng năm của người dân tại các thành phố lớn trên thế giới đều không dưới 50.000 USD, theo thống kê của World Data. Tuy nhiên, chi phí sinh hoạt đắt đỏ cùng những đợt "sốt" đất chưa bao giờ có dấu hiệu hạ nhiệt khiến việc sở hữu một căn hộ nằm ngoài tầm với của phần lớn cư dân.

Hong Kong (Trung Quốc) là thành phố dẫn đầu danh sách địa điểm có giá bất động sản đắt đỏ nhất thế giới 14 năm liên tiếp. Theo Global Property Guide, một căn hộ 60 m2 tại khu vực gần trung tâm thành phố này hiện có giá bình quân khoảng 27.820 USD/m2.

Con số này cao hơn hẳn so với New York (Mỹ) với giá mỗi m2 căn hộ tương tự dao động từ 16.300 đến 21.700 USD.

Theo báo cáo của Ngân hàng UBS, người dân Hong Kong cũng phải dành ra 22 năm thu nhập để sở hữu được căn hộ này. Dù giá nhà tại thành phố này đã giảm xuống mức thấp nhất trong 12 năm qua, người dân Hong Kong vẫn rất chật vật để tìm được căn hộ vừa túi tiền.

Theo SCMP, hiện có khoảng 214.000 người tại khu vực này phải sống trong những căn hộ siêu nhỏ thường được gọi là "nhà lồng" hay "nhà quan tài" do nguồn cung nhà ở công cộng không đáp ứng đủ nhu cầu. Hiện nay, thời gian chờ đợi đối với nhà ở công cộng tại Hong Kong đã lên đến 5,8 năm.

Còn tại các thành phố lớn khác của châu Á, để sở hữu căn hộ diện tích 60 m2, người dân Tokyo (Nhật Bản) cần 14 năm thu nhập; Tel Aviv (Israel) và Singapore là 10 năm.

CƯ DÂN CÁC THÀNH PHỐ LỚN TRÊN THẾ GIỚI CŨNG MẤT HÀNG CHỤC NĂM THU NHẬP ĐỂ MUA ĐƯỢC NHÀ
Số năm làm việc cần để mua 1 căn hộ 60 m2 tại các thành phố lớn trên thế giới. Nguồn: UBS.
Nhãn Hong Kong (Trung Quốc) Tokyo (Nhật Bản) Paris (Pháp) London (Anh) Tel Aviv (Israel) Singapore Sydney (Australia) Zurich (Thụy Sĩ) Vancouver (Canada) Munich (Đức) New York (Mỹ) São Paulo (Brazil) Los Angeles (Mỹ)
Số năm thu nhập Năm 22 14 13 12 10 10 9 8 8 8 8 8 7

Trong khi đó, Paris (Pháp) lại là thành phố có giá nhà cao nhất tại châu Âu khi giá căn hộ ở đây dao động khoảng 9.000-15.000 euro/m2 (tương đương 9.700-16.200 USD/m2).

Khu vực có giá cao nhất gần sông Seine và nhiều địa điểm tham quan nổi tiếng khác có giá trung bình lên đến 15.255 euro/m2 (16.500 USD/m2).

Dù mức giá này đã giảm hơn 20% so với đỉnh sau đại dịch Covid, một người lao động trung bình ở Paris phải mất khoảng 13 năm làm việc liên tục để mua được một căn hộ 60 m2. Xếp sau Paris là London (Anh) với 12 năm thu nhập bình quân của cư dân.

Tại Mỹ, New York và Los Angeles luôn là 2 thành phố có giá bất động sản đắt đỏ. Cụ thể, một căn hộ chung cư hoặc nhà tập thể khoảng 60 m2 tại khu vực Manhattan (New York) có giá trung bình gần 1,2 triệu USD vào cuối năm 2023, tăng khoảng 40% so với 10 năm trước.

Điều này biến New York trở thành thành phố có giá nhà đắt nhất tại Mỹ, người lao động tại thành phố này cũng cần khoảng 8 năm thu nhập liên tục để sở hữu căn hộ gần trung tâm thành phố, chưa kể các chi phí sinh hoạt đắt đỏ khác.

Dữ liệu của UBS cho thấy Los Angeles theo sau với 7 năm tích lũy thu nhập liên tục nếu cư dân thành phố này muốn mua được nhà.

Giá nhà nhiều nước vẫn tăng vọt dù áp thuế bất động sản thứ 2

Nếu sở hữu bất động sản thứ 2 trở đi, Anh tăng thuế từ 3%; Singapore áp mức 20% và thậm chí 30% cho căn thứ 3. Dù vậy, giá nhà ở các nước này vẫn khó hạ nhiệt.

Savills: Thuế bất động sản là giải pháp bình ổn giá nhà

Chuyên gia Savills cho rằng giải pháp về thuế có thể điều tiết cũng như đảm bảo sự phát triển ổn định của thị trường nhà ở. Dẫu vậy, việc áp dụng vào thực tế hiện nay không dễ.

Bộ Xây dựng: Đánh thuế bất động sản thứ 2 không làm tăng giá đất

Lãnh đạo Bộ Xây dựng cho biết Bộ sẽ nghiên cứu và đánh giá kỹ tác động của chính sách đánh thuế để không tác động tiêu cực đến các đối tượng liên quan.

Trong môi trường kinh tế hiện nay, đầu tư đã trở thành khái niệm không mấy xa lạ với hầu hết mọi người. Để độc giả có thể tiếp cận những xu hướng đầu tư mới nhất, Tri Thức - Znews xây dựng chủ đề Đầu tư qua sách - nơi ghi lại những cuốn sách, câu chuyện, xu hướng đầu tư đã và đang diễn ra. Trong đó, các lĩnh vực đầu tư phổ biến bao gồm bất động sản, chứng khoán, ngoại hối và tiền ảo... Ngoài các câu chuyện về đầu tư, Đầu tư qua sách còn bao gồm các kiến thức về quản lý gia sản, tài chính cá nhân.

Cẩm Tú

Bạn có thể quan tâm