Xã hội
Người phụ nữ 25 năm làm thợ rèn giữa Sài Gòn
- Thứ sáu, 7/3/2014 19:06 (GMT+7)
- 19:06 7/3/2014
Bà Minh Nguyệt (53 tuổi) từ khi lấy chồng đến nay vẫn gắn bó với nghề rèn, ngày ngày tay quai búa kiếm tiền lo cho gia đình.
|
Người dân quanh con hẻm nhỏ bên hông chợ Nhật Tảo (phường 4, quận 10) đã quá quen thuộc với tiếng búa lò rèn vang lên đều đặn mỗi ngày từ căn nhà nhỏ của vợ chồng ông Lê Văn Châu (63 tuổi). |
|
Bà Nguyễn Thị Minh Nguyệt (54 tuổi) nên duyên vợ chồng với ông Châu được 30 năm thì cũng phải hơn 25 năm bà làm nghề thợ rèn - công việc vốn không dành cho phụ nữ chân yếu tay mềm. |
|
"Do trước kia ông không có thợ làm nên tôi xắn tay vô phụ giúp những việc vặt, dần dần rồi quen nghề", bà Nguyệt cho biết. |
|
Ban đầu bà Nguyệt phụ việc nhẹ nhàng như đập búa nhỏ, sửa đục, mài kéo,... sau đó làm những khâu nặng hơn. |
|
Đến bây giờ, nghề thợ rèn vẫn là nguồn thu nhập chính của gia đình. Vợ chồng bà có 2 người con nhưng công việc vẫn chưa ổn định, ông bà cố làm tăng thu nhập để lo cho con cái. |
|
Hơn 20 năm gắn nên bà Nguyệt có thể làm được tất cả mọi công đoạn của nghề rèn, từ nung sắt, quai búa đến mài sắt, hình thành sản phẩm. |
|
Bà Nguyệt cho biết, chồng bà là một trong những thợ rèn có tiếng hiếm hoi còn sót lại của Sài Gòn. Thời hoàng kim, dù có nhiều cơ sở rèn nổi tiếng nhưng tiệm của ông Châu vẫn đông khách. |
|
Hai vợ chồng hiện giờ chủ yếu làm búa, kìm, dao, kéo. "Bây giờ người ta làm bằng máy hết, ít ai rèn thủ công nữa. Tôi và ông xã cứ làm được ngày nào hay ngày ấy, lai rai kiếm sống qua ngày", bà Nguyệt chia sẻ.
|
|
Ngày ngày quai búa, dính bụi sắt... nên bàn tay bà Nguyệt chai sạn. |
|
Không chỉ cùng chồng lò rèn, việc giao hàng cho khách bà cũng đảm nhận. |
|
Sau giờ làm, như bao phụ nữ khác bà lại lo chuyện nội trợ, quét nhà, đi chợ, nấu nướng... Nói về ngày 8/3, bà Nguyệt chia sẻ: "Trước giờ vợ chồng có quan tâm đến ngày này bao giờ đâu, chỉ biết phụ nhau quai búa kiếm miếng ăn thôi. Niềm vui bây giờ chỉ mong còn khách mang dao, kéo, đục đến tiệm mỗi ngày". |
phụ nữ
lò rèn
8/3