Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Người Nga nắm giữ hàng trăm tỷ USD tiền mã hóa

Chính phủ Nga ước tính người dân nước này đang nắm giữ 12% tiền mã hóa trên toàn cầu, giá trị tương đương 214 tỷ USD.

Hãng thông tấn Bloomberg dẫn 2 nguồn tin thân cận với Điện Kremlin cho biết, chính phủ Nga ước tính người dân nước này đang sở hữu 16,5 nghìn tỷ rúp (khoảng 214 tỷ USD) dưới dạng tiền mã hóa.

Số liệu trên có được thông qua thống kê địa chỉ IP của một số người Nga thường xuyên giao dịch tiền mã hóa, cùng với các dữ liệu khác. Việc dự đoán lượng coin của công dân Nga giúp nhà chức trách hiểu rõ hơn quy mô thị trường và chuẩn bị soạn thảo quy định mới.

so tien ma hoa cua nguoi Nga anh 1

Người Nga đang nắm giữ 12% lượng tiền mã hóa của toàn cầu. Ảnh: Reuters.

Ước tính mới nhất khác biệt khá lớn so với một báo cáo được công bố vào tháng 12/2021. Theo TASS, Anatoly Aksakov, người đứng đầu ủy ban thị trường tài chính của Hạ viện Nga, cho rằng công dân nước này sở hữu 5 nghìn tỷ rúp (khoảng 65,5 tỷ USD) tiền mã hóa.

Các số liệu được đưa ra trong bối cảnh Nga cố gắng tìm cách quản lý thị trường tiền mã hóa.

Hôm 20/1, Ngân hàng Trung ương Nga đề xuất cấm sử dụng và khai thác tiền mã hóa trên lãnh thổ trước lo ngại đến sự ổn định tài chính, phúc lợi của người dân và chính sách tiền tệ.

Tuy nhiên, đề xuất đã gây tranh cãi trong giới chức quản lý. Ông Dmitry Medvedev, Phó chủ tịch Hội đồng An ninh, cựu Tổng thống Nga, cho rằng lệnh cấm sẽ gây hại nhiều hơn lợi ích.

"Thành thật mà nói, khi bạn cố gắng cấm điều gì đó, hành động này thường dẫn đến kết quả ngược lại", ông Medvedev nêu ý kiến.

Cụ thể hơn, Bộ trưởng Phát triển Kỹ thuật số Nga, Maxut Shadayev nói rằng bất kỳ giới hạn nào đối với việc phát hành và lưu thông tiền mã hóa đều sẽ cản trở sự phát triển ngành công nghiệp blockchain và đi ngược lại mục tiêu thúc đẩy lĩnh vực CNTT của quốc gia.

Đồng quan điểm, Hiệp hội Truyền thông Điện tử Nga (RAEC) đánh giá một lệnh cấm toàn diện sẽ không giải quyết được mặt trái của thị trường tiền mã hóa (như gian lận, giao dịch bất hợp pháp), thậm chí việc kiểm soát còn khó khăn hơn.

Theo Bloomberg, Tổng thống Nga Putin thiên về hướng "đánh thuế và điều chỉnh" hoạt động khai thác tiền mã hóa hơn là cấm hoàn toàn.

Sau hàng loạt ý kiến ở trên, đặc biệt là quan điểm của ông Putin, phía Ngân hàng Trung ương Nga cũng thay đổi đề xuất, đưa ra một lộ trình quản lý và theo dõi chặt chẽ hoạt động của thị trường.

Trào lưu NFT lan khắp châu Á Sản phẩm NFT (token không thể thay thế) xuất hiện trong nhiều lĩnh vực, trở thành xu hướng đầu tư mới của người trẻ khắp thế giới.

Vũ trụ ảo có thể đạt vốn hóa 8.000 tỷ USD

Ngân hàng đầu tư toàn cầu Goldman Sachs dự đoán metaverse có tiềm năng trở thành thị trường trị giá 8.000 tỷ USD. Một số quỹ đầu tư khác cũng đưa ra nhận định tương tự.

Lý do Bitcoin có thể tăng giá mạnh trong năm 2022

Các chuyên gia dự đoán Bitcoin vẫn có thể soán ngôi vàng và trở thành loại tài sản tích trữ an toàn.

Chính quyền Mỹ chuẩn bị đưa Bitcoin vào khuôn khổ

Chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden chuẩn bị ban hành bộ khung pháp lý hoàn chỉnh cho Bitcoin và thị trường tiền mã hóa.

Nguyễn Hiếu

Theo Bitcoinist

Bạn có thể quan tâm