Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Người Myanmar bán đất, bỏ xứ vì không có khách du lịch

Những người dân sống quanh thành phố cổ Bagan đang dần chuyển đi nơi khác để kiếm sống.

Nằm ở miền Trung Myanmar, Bagan là một trong những địa điểm khảo cổ vĩ đại nhất thế giới với hơn 3.800 ngôi chùa, đền thờ 800-1.000 tuổi. Thành phố cổ kính được UNESCO công nhận là di sản thế giới năm 2019.

Mỗi năm có hàng triệu du khách đến thăm Bagan. Tuy nhiên, sau cuộc đảo chính vào tháng 2/2021, các ngôi chùa và đền thờ bằng vàng ở đây gần như bị bỏ hoang.

Ko Min, 50 tuổi, sinh ra ở Bagan, cho biết trước đây ông cùng bạn bè thường bán bưu thiếp và hoa cho những du khách đến tham quan các địa điểm linh thiêng ở phía tây bắc thủ đô Naypyidaw.

"Bình thường chúng tôi vẫn có thể xoay sở được. Nhưng đã 3 năm rồi, cuộc sống gần như bị đảo lộn. Nhiều người đã phải bán đất để đi kiếm sống ở nơi khác", ông kể.

Người đàn ông cũng rất lo lắng cho tương lai của Bagan khi những người trẻ đang có xu hướng chuyển đi nơi khác sinh sống và làm việc.

“Họ đang chuyển đến các thành phố lớn như Yangon và Mandalay, cố gắng tìm việc trong lĩnh vực xây dựng, quán bar và nhà hàng,” Ko Min cho biết.

du lich Myanmar,  Bagan,  di san the gioi anh 1

Nhiều công trình nổi tiếng ở Bagan gần như bị bỏ hoang vì không có người chăm sóc và du khách ghé thăm. Ảnh: AFP.

Không chỉ vậy, số phận của những công trình kiến trúc cổ từ thời kỳ đầu của đế chế Phật giáo cũng đang rơi vào trạng thái nguy cấp khi người dân địa phương không còn ở đây để chăm sóc chúng.

Ông cho biết những người lớn tuổi đã dạy lớp trẻ cách duy trì kiến trúc để chỉ những người dân Bagan mới có thể cải tạo chúng.

Một người dân khác ở thành phố cổ Bagan, Kyaw Kyaw, đang làm việc cho một nhà xuất bản sách ở Yangon, kể lại công việc trước đây của ông là bán đồ lưu niệm cho khách du lịch.

Tuy nhiên, nó đã thay đổi từ sau cuộc chính biến. "Gia đình tôi vẫn ở lại Bagan nhưng họ không có việc làm", Kyaw Kyaw nói.

Biến động chưa có hồi kết đã dập tắt hy vọng của người dân Bagan về sự phục hồi của ngành du lịch.

du lich Myanmar,  Bagan,  di san the gioi anh 2

Khá khó khăn để có thể hồi phục lại ngành du lịch ở đây. Ảnh: AFP.

Từ tháng 4 đến tháng 6 năm nay, Myanmar đón khoảng 42.315 người nước ngoài, chủ yếu đến từ Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan và hầu như chỉ đến để kinh doanh.

So với năm 2019, quốc gia này đã đón 4,3 triệu khách du lịch quốc tế. Chính phủ nhiều nước đang đưa ra cảnh báo người dân không nên ghé thăm Myanmar vào thời điểm này.

Paing Paing Thaw, người từng điều hành một công ty tổ chức tour du lịch cho các du khách từ châu Âu và Mỹ, chia sẻ rằng hầu hết du khách đều muốn ghé thăm cố đô Bagan khi đến Myanmar.

Thế nhưng, hiện nay các khách sạn và nhà hàng ở đó đều đã ngừng hoạt động. Người này cũng buộc phải đóng cửa công ty của mình và gần như không có thu nhập.

Nếu tình hình không thay đổi, ngay cả khi du khách quay trở lại, Paing Paing Thaw cũng không yên tâm đưa họ đi khám phá đất nước của mình.

Thương vụ bán cây cầu hỏng giá 10 triệu USD từ Anh sang Mỹ

Cầu London (Mỹ) vốn thuộc về nước Anh. Tuy nhiên, chính quyền nước Anh đã bán cây cầu này cho Mỹ khi nó không thể sử dụng được nữa.

Những góc lạ ở Dubai ít người thấy

Những bức ảnh với gam màu pastel, khung cảnh mộng mơ của nhiếp ảnh gia Preet Uday (Ấn Độ) cho du khách góc nhìn mới lạ về Dubai (UAE).

Mùa hồng chín ở Đà Lạt thu hút người trẻ

Các quán cà phê, vườn hồng là điểm check-in quen thuộc của du khách khi du lịch Đà Lạt thời gian này.

Vân Khanh

Theo Scmp

Bạn có thể quan tâm