Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Người mẫu ảnh khỏa thân trở thành họa sĩ đắt giá như thế nào?

Đầu thế kỷ 20, phụ nữ không có nhiều cơ hội trở thành họa sĩ, nhưng O'Keeffe đã phớt lờ mọi định kiến, sau này bà còn vượt qua mọi dị nghị để trở thành một nghệ sĩ thành công.

Ngày nay, chúng ta biết O'Keeffe được mệnh danh là “mẹ của chủ nghĩa hiện đại Mỹ”. Bên cạnh sự nghiệp ấn tượng, cuộc đời người phụ nữ mạnh mẽ này là sự can trường vượt qua chuỗi dài khó khăn để sống với nghệ thuật.

Câu chuyện về Georgia O'Keeffe được kể trong cuốn sách Bí mật cuộc đời các danh họa và điêu khắc gia nổi tiếng (tác giả Elizabeth Lunday, Mario Zucca minh họa).

Phụ nữ vẫn có thể thành công với hội họa

Georgia Totto O'Keeffe (1887-1986), sinh trưởng trong một gia đình ở bang Wisconsin, Mỹ. Gia đình O'Keeffe điều hành một trang trại sữa khổng lồ. Năm 1902, họ di chuyển tới bang Virginia để tránh mùa đông Wisconsin lạnh giá. Nhưng sự dịch chuyển này khiến gia đình bà gặp nhiều rủi ro, mẹ Georgia bị mắc bệnh lao, cha bà trở nên nghiện rượu.

Cuoc doi danh hoa O'Keeffe anh 1
Ảnh Georgia O'Keeffe do Stieglitz chụp năm 1918.

Trong khi gia đình gặp nhiều rắc rối, Georgia quyết định trở thành một nghệ sĩ, và phải nổi tiếng, thành đạt. Những năm 1910 tại Mỹ, xã hội quan niệm phụ nữ theo đuổi hội họa chỉ thích hợp đi dạy mỹ thuật hoặc vẽ ra những bông hoa đẹp.

Dù giành được các giải thưởng, học bổng rồi theo học tại Học viện Nghệ thuật Chicago, tham gia Hiệp hội Sinh viên Nghệ thuật thành phố New York, Georgia vẫn vấp sự kỳ thị của đồng nghiệp nam. Một trong số họ đã nói với bà: “Dù cô có làm được gì đi nữa cũng chẳng nghĩa lý gì. Tôi sẽ trở thành một họa sĩ vĩ đại còn cô rốt cuộc sẽ chỉ đi dạy mỹ thuật ở một trường nữ sinh nào đó mà thôi”.

Lời nói của người bạn, cùng định kiến của xã hội nói chung khiến O'Keeffe lo sợ. Trong khi đó, tình hình tài chính gia đình sa sút. Bà quyết định bỏ học, làm nghệ sĩ thương mại ở Chicago trong vài tháng cực nhọc. Một cơ hội nghề nghiệp khác đến với bà khi một hệ thống trường công lập ở bang Texas cần người làm hướng dẫn nghệ thuật.

Thế là O'Keeffe đi tới miền viễn Tây nước Mỹ. Ở đó, bà bắt đầu vẽ những bức tranh bố cục đơn giản về bầu trời, đồng bằng và những đám mây. Khi phát hiện ra hẻm núi Palo Duro (một mê cung đá sa thạch cắt ngang đồng bằng Texas), bà dành nhiều thời gian để vẽ ở đó. Các bức vẽ tại đây khiến O'Keeffe tiến bộ nhanh chóng.

Bà gửi vài bức vẽ của mình tới người bạn ở New York. Người bạn này quá ấn tượng với các tác phẩm của O'Keeffe nên đã gửi những bức tranh tới Phòng triển lãm tranh 291.

Chủ phòng triển lãm 291 là Alfred Stieglitz không chỉ là một người buôn tranh, ông còn là nhiếp ảnh gia đi đầu trường phái hiện đại. Ông như bị mê hoặc khi xem các tác phẩm của O'Keeffe, rồi viết thư cho nữ họa sĩ ở Texas. Alfred Stieglitz còn trưng bày các tác phẩm của O'Keeffe.

Những bông hoa gợi cảm trong tranh O'Keeffe

Năm 1918, O'Keeffe mắc bệnh trong trận dịch cúm Tây Ban Nha. Stieglitz thuyết phục bà  tới New York để dưỡng bệnh. Nhiếp ảnh gia 44 tuổi dành sự quan tâm đặc biệt tới nữ họa sĩ 31 tuổi. Ông muốn chụp ảnh bà. Đó là ảnh khỏa thân, và ông đã chụp rất nhiều ảnh.

Tại nhà Stieglitz, O'Keeffe hết đứng, ngồi, nằm ở mọi vị trí để nhiếp ảnh gia ghi lại từng đường cong, vẻ đẹp cơ thể bà. Một lần, vợ của Stieglitz bước vào phòng và phát hiện ra hai nghệ sĩ đang chụp ảnh, mọi việc trở nên tệ hại. Sự việc là cái kết cho cuộc hôn nhân đã quá nhiều mệt mỏi của vợ chồng Stieglitz. Vợ của Stieglitz đã đuổi ông ra khỏi nhà.

Cuoc doi danh hoa O'Keeffe anh 2
Tác phẩm Yellow Calla vẽ năm 1926 của O'Keeffe.

Thế là nhiếp ảnh gia đến sống cùng O'Keeffe. Họ trở thành một cặp có vẻ kỳ dị. Trước đám đông nghệ sĩ, Stielitz thường say sưa nói về nghệ thuật, trong khi O'Keeffe chỉ im lặng và thưởng thức món thịt bò sốt dầu hào. Họ không cảm thấy bị ràng buộc với định nghĩa "chung thủy". Người ta nói, mối quan hệ say đắm nhất của O'Keeffe dành cho phụ nữ.

Stieglitz cho trưng bày những bức ảnh khỏa thân chụp O'Keeffe vào năm 1921. Phần lớn công chúng biết tới bà như một người mẫu trong ảnh của Stieglitz, một đối tượng tình dục của nhiếp ảnh gia, không mấy ai để ý tới những bức tranh của O'Keeffe.

Điều này còn xuất phát từ những bức tranh vẽ hoa của O'Keeffe quá đặc biệt. Trong tác phẩm của mình, bà thường vẽ những bông hoa được phóng to, cận cảnh hết mức, trông giống những bộ phận sinh dục.

Dù O'Keeffe có phản đối cả ngày rằng bà không vẽ bộ phận sinh dục nữ, công chúng chẳng ai tin bà. Nhất là khi Stieglitz -một người có uy tín trong giới nghệ thuật bấy giờ - biết rằng tình dục là chủ đề hút khách nên luôn nhấn mạnh vào mối liên hệ này.

Cuoc doi danh hoa O'Keeffe anh 3
Tác phẩm Black Iris của O'Keeffe.

Phải mất nhiều năm, giới nghệ thuật New York mới công nhận O'Keeffe độc lập với Stieglitz. Các nhà phê bình thường xem tác phẩm vẽ hoa của O'Keeffe như một tuyên ngôn về tính nữ, diễn giải chúng như những bức tranh tràn ngập ánh sáng, gợi cảm, nồng nàn tình dục.

Năm 1924, Stieglitz và O'Keeffe kết hôn, dù cả hai không đặt trọn tâm trí, tình cảm vào cuộc hôn nhân này. Cuối những năm 1920, O'Keeffe cảm thấy quá áp lực trước vị phu quân hay hờn dỗi. Bà bỏ đi, tới New Mexico theo lời mời của bà Mabel Luhan - nhà sưu tập nghệ thuật.

Quá mệt mỏi với đám đông tọc mạch ở New York, năm 1940, O'Keeffe mua một ngôi nhà nhỏ tại điền trang Ma (thuộc Mexico) - trang trại cô lập cho những người siêu giàu thành phố đến nghỉ.

Tại New Mexico, O'Keeffe mải mê sáng tác. Những tác phẩm ra đời tại đây củng cố thêm danh tiếng của bà. Với tài năng quảng bá của Stieglitz, các bức tranh O'Keeffe ngày càng thêm đắt giá. Georgia O'Keeffe có được cả thành công, danh tiếng và sự giàu có mà bà mong muốn.

Đời sống thác loạn, hám danh, chìm trong ma túy của ông hoàng Pop art

Với mái tóc giả màu xám bạc, Warhol chìm trong ma túy tổng hợp, tiệc tùng không ngừng nghỉ, sống xa hoa và làm mọi cách để có danh vọng.



Y Nguyên

Bạn có thể quan tâm